Tuesday, May 28, 2013

Nếu TC đánh TS thì CP Việt Nam làm gì và bạn sẽ làm gì?

(GDVN) - Hàn Húc Đông - một giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi ngông cuồng trên vì cho rằng rất khó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - Trường Sa chỉ thông qua "quyền lực mềm" như vận động ngoại giao, thay vào đó Bắc Kinh phải "tấn công bất cứ lúc nào".


Hàn Húc Đông, Đại tá, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc

Trung Quốc sẽ tấn công đánh chiếm phi pháp các bãi cát ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện do một số quốc gia đang kiểm soát bất cứ lúc nào, một học giả diều hâu Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến kêu gọi.

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 28/5 đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với một đài phát thanh tại Thượng Hải, Hàn Húc Đông - một giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi ngông cuồng trên vì cho rằng rất khó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - Trường Sa chỉ thông qua "quyền lực mềm" như vận động ngoại giao, thay vào đó Bắc Kinh phải "tấn công bất cứ lúc nào".

"Ngoại giao chỉ thúc đẩy khi được sự hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự", viên học giả này nói, đồng thời đặt vấn đề tại sao Trung Quốc không có hành động quân sự (tấn công phi pháp) Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện cả Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đang tranh giành trái phép - PV.

Viên học giả "hỏa lực mồm" Trung Quốc này cho rằng sức mạnh hàng hải của Trung Quốc hiện nay đủ khả năng để "bảo vệ" cái gọi là lợi ích quốc gia và chủ quyền hết sức phi lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa. Ông ta cho rằng Trung Quốc nên kết hợp cả quân sự với ngoại giao để thực hiện âm mưu bá chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.

Hàn Húc Đông cho rằng trong thập niên 1980 hải quân Trung Quốc vẫn còn yếu và (việc xâm chiếm phi pháp) các bãi cát ngầm ở Biển Đông - Trường Sa là ngoài tầm với của Bắc Kinh khiến Philippines "nhân cơ hội này" phái quân chiếm đóng Bãi Cỏ Mây trên xác một con tàu cũ.

Đây không phải lần đầu tiên cánh "hỏa lực mồm" Trung Quốc kêu gọi giới chức Bắc Kinh leo thang quân sự trên Biển Đông - Trường Sa nhằm thực hiện ý đồ phi pháp độc chiếm Biển Đông, trước đó La Viện, Thạch Tề Bình, Bàng Trung Anh, Trương Triệu Trung cũng đã liên tục kêu gào phải tấn công chiếm đoạt các bãi đá ngầm ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cùng với hoạt động quân sự phi pháp và ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - Trường Sa thời gian gần đây, sự xuất hiện của những phát biểu ngông cuồng, hiếu chiến của một số học giả diều hâu Trung Quốc đang làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực vốn dĩ đã rất nóng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.

Trong một thế giới truyền thông, những thông điệp hiếu chiến kiểu Hàn Húc Đông, La Viện, Bàng Trung Anh hay Thạch Tề Bình chỉ làm cho Trung Quốc mất đi danh dự cũng như địa vị quốc tế giống như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới nhận xét gần đây.

Hồng Thủy

Saturday, May 25, 2013

Nhận hối lộ, cựu nhân viên lãnh sự Mỹ ở TP.HCM bị bắt

Trong cáo trạng hình sự, cựu nhân viên ngoại giao Michael T. Sestak đối mặt với các cáo buộc về tội gian lận thị thực và nhận hối lộ trong một âm mưu diễn ra ở nhiều nước.

Trong một số vụ, các nhà điều tra cho biết có người Việt Nam đã trả đến 70.000 USD để được cấp thị thực hợp lệ vào nước Mỹ, theo tờ News Observer hôm 23/5.

Những người đồng mưu đã quảng cáo cần phải nộp từ 50.000 USD đến 70.000 USD để lấy thị thực song có lúc họ lấy ít hơn, theo điều tra viên Bộ Ngoại giao Mỹ Simon Dinits trong bản khai.

“Họ cũng khuyến khích những người dắt mối tăng giá tiền và giữ lại tiền dôi ra như là hoa hồng”, bản khai viết.
Website hướng dẫn xin cấp thị thực của tòa tổng lãnh sự Mỹ ở TP.HCM - Ảnh: Chụp màn hình

Các nhà điều tra nói âm mưu bắt đầu từ khi Sestak được giao phụ trách xử lý thị thực không di dân tại Tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở TP.HCM.

Sestak làm việc tại tòa tổng lãnh sự Mỹ ở TP.HCM đến tháng 9 năm ngoái, khi ông ta rời đi để chuẩn bị phục vụ trong hải quân. Vào lúc đó, một nguồn tin đã báo cho các nhà điều tra về âm mưu bán thị thực.

Luật sư của ông Seatak không bình luận về vụ án này hôm 23/5, theo tờ News Observer.

Ông Sestak, 42 tuổi, bị bắt một cách lặng lẽ tại Nam California cách đây khoảng một tuần. Lấy lý do bị can có nguy cơ bỏ trốn, nhà chức trách đã xin tòa án cấp lệnh giam giữ Sestak mà không cho tại ngoại cho đến khi chuyển ông ta đến Washington để truy tố.

Dù hồ sơ đã được công khai, người phát ngôn của Văn phòng Chưởng lý Mỹ ở Washington đã từ chối bình luận về vụ án cho đến khi Sestak được chuyển đến đây.

Ông Dinits, đặc vụ thuộc Cục An ninh Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Mỹ, tường trình các cáo buộc chống lại Sestak và 5 kẻ đồng mưu giấu tên trong một bản khai 28 trang gửi kèm cáo trạng.

Cáo trạng mô tả chi tiết cách Sestak chuyển số tiền bất chính qua biên giới.

“Ông ta rốt cuộc đã chuyển số tiền ra khỏi Việt Nam bằng cách sử dụng những kẻ rửa tiền trong các ngân hàng nước ngoài, chủ yếu ở Trung Quốc, đến một tài khoản ngân hàng ở Thái Lan mà ông ta mở hồi tháng 5/2012. Sau đó, ông ta sử dụng số tiền để mua bất động sản ở Phuket và Bangkok, Thái Lan”, ông Dinits viết.

Sestak bắt đầu làm việc tại Tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở TP.HCM vào tháng 8/2010 và đứng đầu văn phòng cấp thị thực không di dân. Đây là một văn phòng nhộn nhịp và Sestak tỏ ra dễ dãi khác thường trong việc cấp thị thực, theo ông Dinits.

Từ ngày 1/5/2012 đến ngày 6/9/2012, tòa lãnh sự nhận 31.386 hồ sơ xin cấp thị thực và từ chối 35,1% trong số đó. Trong cùng thời gian, Sestak xử lý 5.489 hồ sơ và chỉ từ chối 8,2% số đó, theo các nhà điều tra.

Tỷ lệ từ chối thị thực của Seatak giảm xuống còn 3,8% trong tháng 8, không lâu trước khi ông rời khỏi tòa lãnh sự.

Theo ông Dinits, một trong những kẻ đồng mưu với Sestak là “tổng giám đốc văn phòng tại Việt Nam của một công ty đa quốc gia”. Bốn người còn lại là bạn bè hoặc bà con của người này. Tất cả đều sống ở Việt Nam.

Ông Dinits nói một kẻ đồng mưu đã tiếp cận những người ở Việt Nam và ở Mỹ, quảng cáo rằng mình có thể bảo đảm xin cấp thị thực Mỹ, kể cả những người có ít cơ hội. Những người khác giúp chuẩn bị hồ sơ và Sestak sẽ xem xét hồ sơ đó, theo ông Dinits.

Vào tháng 7 năm ngoái, một nguồn tin đã báo với các quan chức tòa lãnh sự Mỹ rằng có từ 50 đến 70 người từ một ngôi làng ở Việt Nam đã trả tiền mua thị thực. Tin tức này giúp các nhà điều tra lần ra dấu vết việc các hồ sơ xin cấp thị thực trên mạng thông qua địa chỉ IP.

Thursday, May 23, 2013

Vì CP Việt Nam không trơn, nên cần bôi


Đó là kết luận của một cuộc khảo sát mới được công bố với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, có tên gọi ‘Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam’ (PAPI).

Gần 14 nghìn người đã được phỏng vấn trong cuộc khảo sát này, và theo cảm nhận của nhiều người, tình trạng hối lộ có xu hướng gia tăng.

44% số người được hỏi cho biết đồng tình với nhận định là phải hối lộ mới xin được việc làm trong các cơ quan nhà nước.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng (CECODES), một tổ chức tham gia vào cuộc khảo sát, cho biết người dân ‘không tỏ ra kinh ngạc’, và coi chuyện ‘lót tay’ là điều bình thường.

Ông nói: “Thí dụ như khi vào bệnh viện, thì họ coi chuyện phải đưa phong bì cho bác sĩ, mà người ta dùng từ rất hay là ‘bồi dưỡng’ bác sĩ hoặc là khi họ đến một cơ quan để làm giấy chứng nhận, đặc biệt là chứng nhận sử dụng đất hay xin phép xây dựng, thì họ dùng từ rất hay là ‘bôi trơn’, tức là bôi cho nó trơn đi thì bộ máy mới làm được. Hiện tượng đó rất nhiều. Nếu mà độ 20% người có hiện tượng như vậy thì bình thường, thế mà lại rất nhiều, rất nhiều người lại quan niệm như vậy thì chứng tỏ mình phải suy nghĩ rằng có thể bộ máy đó nó không trơn".
Nếu mà độ 20% người có hiện tượng như vậy thì bình thường, thế mà lại rất nhiều, rất nhiều người lại quan niệm như vậy thì chứng tỏ mình phải suy nghĩ rằng có thể bộ máy đó nó không trơn.

Ông Đặng Ngọc Dinh nói.

"Người dân người ta đùa là bộ máy bị khô dầu cho nên người ta mới dùng dầu người ta 'bôi trơn', tức là hiện nay có hiện tượng người ta coi việc này như là một hành động tích cực. Như thế là rất đáng lưu ý. Hoạt động hàng ngày về hành chính, thủ tục, chữa bệnh, hay dạy học mà lại phải 'bôi trơn' như vậy thì nó không bình thường”, ông Dinh nói thêm.

Theo PAPI 2012, người dân không muốn tố cáo các vụ tham nhũng do cái giá phải trả của việc tố giác quá lớn, hoặc do người dân chưa tin tưởng vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng nên họ chấp nhận đưa hối lộ để lách những thủ tục hành chính rườm rà.

Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế và xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng với tỉ lệ tương đương, từ 31% lên 42% đối với chăm sóc y tế và từ 21% lên 32% đối với chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Jairo Acuña Alfaro, cố vấn chính sách về cải cách hành chính công và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng hối lộ, tham nhũng ‘ảnh hưởng nhiều nhất tới người nghèo’.

Ông Alfaro cho rằng với mức thu nhập thấp của các hộ gia đình Việt Nam, việc họ phải lấy tiền túi ra để trả cho các khoản chi phí không chính thức ‘là một gánh nặng đối với họ’.

Ông nói: “Người dân phải trả các khoản tiền ngoài chi phí chính thức hay phải chi phong bì cho giới chức nhà nước. Điều đó cho thấy rằng tình trạng tham nhũng hiện lan tràn và là một nguồn thu nhập quan trọng cho các giới chức nhà nước".

Báo cáo PAPI 2012 cũng nêu những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ và thủ tục hành chính công.
Người dân phải trả các khoản tiền ngoài chi phí chính thức hay phải chi phong bì cho giới chức nhà nước. Điều đó cho thấy rằng tình trạng tham nhũng hiện lan tràn và là một nguồn thu nhập quan trọng cho các giới chức nhà nước.

Ông Jairo Acuña Alfaro nói.

Hai yếu tố tác động lớn nhất đến mức độ hài lòng của người dân là công chức có thái độ thiếu tôn trọng đối với dân và hạn chế về chuyên môn.

Ông Đặng Ngọc Dinh cho biết phần lớn những người tham gia cuộc khảo sát không hài lòng với cách thức chính quyền xử lý các vụ tham nhũng.

Ông nói: “Thí dụ như hỏi câu là theo ông bà, chính quyền ở tỉnh, địa phương của ông bà đã nghiêm túc xử lý các vụ việc tham nhũng chưa, thì có một phần tư người, 24,4% tức 25%, thì bảo là tin rằng họ nghiêm túc. Nhưng mà còn đến 3 phần tư bảo là chưa nghiêm túc”.

Ông Dinh còn cho hay rằng rất đông người được hỏi cho rằng việc quen biết là yếu tố quan trọng, tất yếu, để đi xin việc tại các cơ quan nhà nước.

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, 44% số người được hỏi cho biết đồng tình với nhận định là phải hối lộ mới xin được việc làm trong các cơ quan nhà nước.

Để chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam mang lại hiệu quả, cố vấn Jairo Acuña Alfaro cho rằng các cơ quan chống tham nhũng cần phải được hoạt động một cách độc lập.

Ông nói: “Các cơ quan chống tham nhũng cần phải được quyền tự quyết hơn nữa để họ có thể tiến hành điều tra tham nhũng một cách khách quan theo các nguyên tắc về pháp quyền rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

Đây là năm thứ hai liên tiếp, người dân Việt Nam cung cấp những thông tin khách quan nhằm đánh giá tính hiệu quả của vấn đề quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ công bố kết quả cuộc khảo sát PAPI, Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn và có trình độ học vấn cao hơn thường đòi hỏi nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả hơn và chất lượng hơn, ít quan liêu hơn và đặc biệt không còn tham nhũng.

Bà nói rằng trong quá trình chuyển đổi hướng tới một xã hội thịnh vượng, dân chủ với nền kinh tế thị trường vững mạnh, hệ thống hành chính nhà nước của Việt Nam giữ vai trò then chốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Theo bà, chỉ tăng trưởng kinh tế thì không thể đạt được mục tiêu của công cuộc này.

Monday, May 20, 2013

cánh gà kiểu Mỹ

Món cánh gà chiên có lẽ đã quen thuộc với nhiều người rồi, bây giờ bạn thử làm cánh gà kiểu Mỹ xem sao nhé! 

Nguyên liệu làm cánh gà chiên kiểu Mỹ:

- 8 cái cánh gà

- 3 tép tỏi

- 25g bơ

- 120g bột mì

- Dầu ăn

- Gia vị: muối, ớt bột, tương ớt, tiêu xay

Cách làm:


Bước 1:

- Dùng dao khứa vài đường trên miếng thịt gà, thêm 5ml dầu ăn, muối, ớt bột, tiêu xay, bột mì rồi trộn đều.

- Ướp thịt trong khoảng 1 tiếng.


Bước 2:

- Chuẩn bị một chảo dầu nóng, cho thịt gà vào chiên vàng.


Bước 3:

- Vớt gà ra, đặt lên giấy ăn để thấm ráo dầu.


Bước 4:

- Trong một chảo khác, bạn cho bơ vào, để lửa nhỏ cho bơ tan chảy ra.


Bước 5:

- Kế đến, bạn cho tương ớt vào cùng.


Bước 6:

- Thêm tiêu xay vào chảo.


Bước 7:

- Thêm cả tỏi băm vào.


Bước 8:

- Để lửa nhỏ cho nước sốt tan chảy hết, khuấy đều rồi tắt bếp. Cuối cùng, bạn chỉ việc đổ phần sốt lên thịt gà là xong.

Bạn cũng có thể dùng kèm cánh gà chiên kiểu Mỹ với ít sốt mayonnaise, dưa leo hay cải nữa là sẽ rất ngon đó!



Thịt gà ướp đậm đà, chấm với sốt ngon béo hấp dẫn vô cùng luôn đó!


Miếng gà vẫn giòn mà thơm nức mùi bơ và rất đậm đà...


Theo Màn Ảnh Sân Khấu


One more recipe:
Buffalo Chicken Wings



Buffalo Chicken Wings Recipe
Prep Time: 30 minCook Time: 30 minTotal Time: 1 hrServings: 2 lbs wings
Ingredients:
  • For the Wings
  • 2 cups canola oil
  • 2 pounds chicken wings
  • 1 teaspoon salt
  • 1 teaspoon freshly ground pepper
  • 2 tablespoons butter
  • Hot Sauce (use whatever hot sauce you like, but the original recipe uses Durkee's Franks Original Red Hot Cayenne Pepper Sauce which can be found in many supermarkets or gourmet specialty stores)
  • 2 teaspoon white wine vinegar
  • For the Blue Cheese Dressing
  • 1 cup mayonnaise
  • 2 tablespoons finely chopped onion
  • 1 tablespoon finely chopped garlic
  • 1/3 cup chopped fresh parsley
  • 1/2 cup sour cream
  • 1 tablespoon fresh lemon juice
  • 1 tablespoon white wine vinegar
  • 1/4 cup blue cheese, crumbled
  • Salt & pepper, to taste
How To Make At Home:
The only real prep work is to preheat the oil in a deep skillet or deep-fat fryer if you own one. You want the oil to get to about 375 degrees F. While the oil is heating, chop off the tips of each chicken wing and throw them away. Then cut each wing in half at the joint. You will get a "drummette" and a "double-bone"
Season the bunch with salt and pepper. This is a good time to preheat the oven to 350 degrees F.
If you are going to make your own Blue Cheese dressing, chop the garlic, onion and parsley while you are waiting for the oil to heat up.
Fry the wings in the oil until they are golden. Be careful when working around hot oil. The splatter hurts. You will want to move them around while they are frying so not to stick to the pan. Don't try to fry them all at once. Do them in batches. They should take about 6 to 8 minutes for each batch to fry. Remove them to a plate covered with a couple of layers of paper towels to drain the oil. Then place them in a large bowl.
In a small saucepan, heat the butter over medium heat. Add the hot sauce and vinegar. How much hot sauce you add depends on how hot you like your wings and the heat of the sauce. There is no way I can tell you how much to add. It is a personal preference. Always start with less and add more if it isn't hot enough.
For 2 tablespoons of butter, I would start with 2 tablespoons of hot sauce for mild and go from there. A 2 to 1 ration of hot sauce to butter is HOT, a 3 to 1 ratio is EXTREME in my opinion. But let your taste buds be the judge.
Add the sauce to the wings in the bowl and toss together with kitchen tongs. Here's where I differ from the original recipe. Remove the wings from the bowl with the tongs and place them on a baking pan. You can line the pan with foil to help with clean up. Just don't crowd the wings or they will steam rather than bake. Bake the wings for about 15 minutes.
How to make the Blue Cheese dressing:
In a small bowl, add all the ingredients together. Gently stir together until well mixed. At this point you can put cover and put the bowl in the refrigerator until the wings are ready. If you like to serve your wings with cold blue cheese dressing, make ahead of time and chill.
If you want to get fancy, spread the wings and celery out on a platter with the bowl of blue cheese dressing in the center.

Sunday, May 19, 2013

Triều Tiên ngon lành, không ngán tàu khựa: Triều Tiên bắt tàu cá và 16 ngư dân Trung Quốc

(NLĐO)- Tân Hoa xã hôm 19-5 dẫn lời giới chức Trung Quốc cho biết một nhóm người Triều Tiên vừa bắt một tàu cá của nước này cùng 16 ngư dân và đòi tiền chuộc.


Cảnh tượng bên trong Triều Tiên trong một bức ảnh chụp từ
trung tâm quan sát của Hàn Quốc tại Paju hôm 19-5-2013. Ảnh: Reuters

Tham vấn viên Trung Quốc tại Triều Tiên Jiang Yaxian cho biết vụ việc xảy ra đêm 5-5. Những người Triều Tiên có vũ trang đã cướp tàu cá từ thành phố Dalian – phía bắc Trung Quốc và áp tải nó về phía Triều Tiên, trong khi tàu này đang hoạt động trong vùng biển cách bờ biển phía tây Triều Tiên khoảng 70km.

Theo lời của thuyền trưởng tàu cá bị bắt, ông Yu Xuejun, những kẻ bắt cóc đã liên lạc với ông để đòi số tiền chuộc 600.000 Nhân dân tệ (98.000 USD) và ông đã thông báo cho các nhà chức trách Trung Quốc 5 ngày sau khi xảy ra vụ việc và yêu cầu can thiệp. Ông Yu còn cho biết thêm rằng đã liên lạc với 16 ngư dân hôm 18-5 nhưng lo ngại rằng những người Triều Tiên có thể ngược đãi họ.

Trong khi đó, ông Jiang Yaxian khẳng định đại sứ quán Trung Quốc đã cử đại diện tới Cục các vấn đề lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, yêu cầu phía Triều Tiên “thả tàu cá và các ngư dân càng sớm càng tốt”. 

Đây không phải lần đầu tiên tàu cá Trung Quốc bị Triều Tiên bắt giữ. Khoảng 1 năm trước đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin Triều Tiên bắt giữ 3 tàu cá Trung Quốc, 29 thủy thủ và đòi số tiền chuộc lên đến 1,2 triệu nhân dân tệ (tương đương với 189.800 USD). Sau đó, số tiền chuộc được giảm xuống còn 900.000 nhân dân tệ. Song, các ngư dân đó đã trở về mà không phải trả tiền chuộc sau khi Bộ ngoại giao Trung Quốc liên lạc với Triều Tiên để giải quyết vụ việc.


Đỗ Quyên (Theo Reuters, Tân Hoa xã)
Nguoilaodong

Vụ Phương Uyên: Món quà đắt chào đón giặc ngoại xâm


Ngày 16/5/2013, đúng 12h trưa, là thời điểm bắt đầu của lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông của Việt Nam do nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa ra.

Một ngày


Không một lãnh đạo đảng cộng sản, lãnh đạo nhà nước nào nói đến điều đó, ngoài Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhân tiện trả lời câu hỏi của một nhà báo về vấn đề này chỉ nói qua như một việc bình thường, chiếu lệ vào ngày hôm qua.

Ngày hôm nay, Hội Nghề cá Việt Nam đã phải gửi thư đến văn phòng Chính phủ và một số cơ quan, “đề nghị các cơ quan chức năng lên tiếng mạnh mẽ và có biện pháp quyết liệt ngăn chặn những hành động vi phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nhằm bảo vệ sản xuất và tài nguyên biển, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo tổ quốc”.

Ngày hôm nay trên mạng internet xuất hiện hàng loạt hình ảnh và video Clip việc Trung Cộng tập trận ở Biển Đông, ngay quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vậy mà bao nhiêu người dân không hề được biết, báo chí Việt Nam đưa tin một cách “khách quan” như thể chúng đang rửa chân tại ao nhà của chúng.

Ngày hôm nay tại Long An, Tòa án của Nhà nước Việt Nam kết án hai bạn trẻ Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên với hai bản án hết sức nặng nề về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, trong đó có hành vi dùng máu pha loãng với nước rồi viết vào một mảnh vải “có nội dung không hay về Trung Quốc”.

Ngày hôm nay, tại phiên tòa “công khai” này, nhiều người đã bị bắt giữ, đã bị giam cầm mà không có bất cứ một cơ sở pháp luật nào khi họ đến dự phiên tòa xét xử hai thanh niên yêu nước.
Một ngày qua, với đầy đủ các yếu tố mà người dân Việt Nam đang đối mặt và quan tâm. Ở đó có đầy đủ các yếu tố: Cướp nước, bán nước, yêu nước, phản bội, anh hùng và hèn hạ.

Vì sao?

Vì sao nhà cầm quyền Trung Cộng lại dám ngang nhiên tuyên bố cấm đánh bắt cá ngay trên vùng biển của Việt Nam? Không thể chỉ vì lý do rằng chính sách bành trướng của Trung Cộng giờ mới phát tác. Không chỉ vì lý do đất nước ta nhỏ bé. Xung quanh đất nước Trung Cộng, còn nhiều nước nhỏ hơn chúng ta!

Vì sao chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc là vấn đề cốt lõi nhất, quan trọng nhất của một quốc gia, nếu đất nước đó không muốn làm nô lệ, lại không được các lãnh đạo Đảng CS và nhà nước Việt Nam chính thức lên tiếng, lại chỉ là một Hội Nghề cá lên tiếng? Trong bản lên tiếng đó, cũng chỉ là vấn đề đánh cá trước tiên, sau mới là “giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo tổ quốc” – Thậm chí, Tổ Quốc không còn được viết hoa.

Vì sao, đến một hội nghề nghiệp viết văn bản “Yêu cầu tàu cá Trung Quốc rút ngay khỏi vùng biển Việt Nam” lại gửi cho “Văn phòng Chính phủ và một số cơ quan” mà không phải là nhà cầm quyền Bắc Kinh? Họ nhầm địa chỉ hay họ biết rõ nơi nào cần gửi?

Vì sao, Đảng CS và Nhà nước Việt Nam đã đổ không biết bao tiền của, công sức của nhân dân để tiến hành hàng loạt các cuộc vận động cho cái gọi là “Học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong khi đó, chính Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta, thì chúng ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi” lại không được thực hiện?

Vì sao, hai thanh niên đã kiên cường chống Trung Cộng xâm lược, đã lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ đất nước theo đúng như lời ông Hồ Chí Minh đã nói lại bị kết án nặng nề đến thế? Vì sao, một phiên tòa xét xử công khai lại ngăn chặn, bắt bớ những ai đến dự phiên tòa? Nhà nước sợ những người dân đến dự phiên tòa thấy rõ “tội trạng” của hai thanh niên này là đã dùng máu viết vào mảnh vải “có nội dung không hay về Trung Quốc”? Có phải câu hỏi cuối này, đã là câu trả lời cho những câu hỏi trên?

Hèn hạ và anh hùng

Đinh Nguyên Kha, bị bắt khi 24 tuổi, Nguyễn Phương Uyên một cô gái mới 20 tuổi đã biết nói lên tiếng nói của mình vì lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Một Đảng Cộng sản là đội quân tiên phong, một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ưu việt với quân đội “bách chiến bách thắng” đã lặng im khi lãnh thổ Tổ Quốc bị xâm chiếm, quân thù đang ngày đêm giày xéo Tổ Quốc mình. Đến mức, việc chủ quyền đất nước, biển đảo của Tổ Quốc lại được giao cho Hội Nghề cá lên tiếng!

Một cô bé mới 20 tuổi đầu đã dõng dạc trước tòa rằng: “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”. Trong khi đó, đám quan tham đang ngày đêm đục khoét đất nước, rước giặc vào nhà bằng nhiều cách, nhiều ngả khác nhau. Cũng trong khi đó, các lãnh đạo Đảng CS chỉ chăm lo 16 chữ vàng và 4 tốt với kẻ xâm lăng chỉ vì “chung ý thức hệ”. Thử hỏi ai yêu nước và ai phản bội?

Một thanh niên mới 25 tuổi đã khẳng định rõ ràng khái niệm đơn giản nhất là Đất nước, Dân tộc, Tổ Quốc không có nghĩa là Đảng Cộng sản. Vậy mà cả hệ thống chính trị từ Tổng Bí thư và hàng loạt các Tiến sĩ, giáo sư trang bị đầy mình học thuyết Mác – Lênin đã không thể hiểu được điều đó. Họ đang cố tình đánh tráo khái niệm, đồng hóa quan niệm để kết tội những người đã không để cho nhóm lợi ích làm mưa làm gió trên đầu trên cổ dân tộc.

Có thể họ hiểu, nhưng họ đã không dám nói ra, hoặc những lợi ích vật chất đã níu giữ họ lại. Đó là sự hèn hạ.

Trong phiên tòa này, họ đã kết tội hai thanh niên, họ đã thực hiện được điều họ muốn. Họ đã chiến thắng!?
Nhưng một học sinh chưa học qua đại học, khi vào tù còn nhắn về để xin bảo lưu kết quả học tập nhằm được học tiếp đã thẳng thắn đứng trước tòa tuyên bố “Tôi là sinh viên yêu nước” và hành động của em đã chứng minh điều đó. Trong khi đó, các quan tòa tai to, mặt lớn, đội ngũ công an trùng điệp, học hành tốn cơm, tốn của, được nuôi sống bằng tiền dân đã kết án em, một đứa con gái mỏng manh và trong sáng bằng một phiên tòa “công khai” một cách lén lút và bất minh. Thậm chí xét xử vì “có nội dung không hay về Trung Quốc”. Đó là sự đớn hèn và nhục nhã, sự nhục nhã của “bên chiến thắng bằng bạo lực”.

Những lời biện hộ đanh thép trước tòa, là những lời kết tội đám người cố tình nhắm bắt, bịt tai trước lẽ phải và những tiếng nói lương tri của người dân Việt Nam. Bản án nặng nề dành cho hai em trong phiên tòa hôm nay, món quà quý dâng cho ngoại bang nhân ngày bọn chúng ra lệnh cấm đánh cá trên biển Việt Nam, liệu có làm vừa lòng bọn quan thầy đang muốn thôn tính cả đất nước ta, đưa dân tộc ta vào vòng nô lệ?

Tôi tin là chưa đủ.

Và con đường thoát khỏi ách nô lệ của đất nước ta còn dài.

Đôi điều

Cái gọi là “Phiên tòa” đã diễn ra, hai thanh niên măng trẻ đã vào tù.

Nhưng, những kẻ đã đưa ra bản án bất nhân đó, họ nghĩ gì? Tôi tin chắc một điều, họ cũng có một trái tim và một cái đầu để nghĩ. Vậy họ sẽ nghĩ gì?

Họ nghĩ gì khi chính họ đẩy một cô bé trong sáng, nhiệt tình vào cuộc sống lao tù với 6 năm trời đằng đẵng của tuổi đẹp nhất đời người là tuổi thanh xuân. Họ nghĩ gì khi đẩy người vô tội vào vòng lao lý chỉ vì những đồng lương họ nhận được, những bổng lộc chức tước họ có được từ tội ác này? Tôi không tin là cô bé Phương Uyên này, đã làm điều gì hại đến họ cũng như gia đình họ, càng không bao giờ cô bé này có thể làm hại cộng đồng và đất nước. Có chăng, chỉ là cô bé đã nói lên khí phách của dân tộc này trước bọn xâm lăng.

Họ nghĩ gì, nếu đó là con gái họ, nếu là cháu của họ đang tuổi thanh xuân bị một thế lực hắc ám hãm hại?

Ai sẽ phải trả giá điều này?

Nhiều người sau khi gây tội ác đã tự an ủi mình rằng: Tôi chỉ là công cụ, tôi chỉ là con dao nên tôi vô tội. Tất cả tội ác họ đổ cho cái gọi là cơ chế để chối bỏ trách nhiệm của mình trước tội ác. Nhưng, ai đã đẻ ra cái cơ chế tội lỗi đó và ai đã nuôi nấng chúng?

Ngày xưa, quan Philato cũng đã ra lệnh giết Đức Giêsu xong thì rửa tay để muốn phủi bỏ tội ác của mình. Nhưng, muôn đời sau thì Philato vẫn là tên chịu trách nhiệm trước cái chết đau đớn đó.

Có lẽ Đức Phật đã hiểu con người từ xa xưa, Ngài đã chỉ rõ và vạch mặt thói trốn tội của những kẻ này như sau: “Những việc ác mà ngươi đã phạm, không phải là tại cha ngươi, không phải là tại mẹ ngươi, không phải tại thầy, chủ ngươi. Chính một mình ngươi đã phạm, và một mình ngươi phải chịu quả báo” (Kinh Đề Bà Đạt Ma (Devadata-suta)) Và vì thế: “Dẫu rằng ngươi chạy lên trời cao, ẩn dưới biển sâu, trốn trong núi thẳm, không có nơi nào mà ngươi trốn khỏi cái quả ghê gớm về tội ác của ngươi”… (Kinh Pháp Cú (Damma-pada)).

Vâng, tất cả sẽ có ngày phải trả lời và phải trả món nợ đó, dù họ là ai.

Hà Nội, 16/5/2013.

Ngày Trung Cộng cấm đánh bắt cá tại Biển Đông và Phiên tòa Nguyễn Phương Uyên.

Nguồn: J.B Nguyễn Hữu Vinh/RFAVN

Sunday, May 12, 2013

Ung ho Philipine, trung tri nhung thang an cap

Hoàn cầu thời báo Trung Quốc vừa đăng ảnh mô tả "người nhà ngư dân Đài Loan bị bắn chết đau xót".

Theo lời lực lượng cảnh sát biển Đài Loan thì tàu cá của họ đã trúng 52 phát đạn từ tàu Philippines

Nạn nhân là ngư dân Hồng Thạch Thành 65 tuổi bị hải quân Philippines bắn chết vào lúc 10h sáng ngày 9/5 khi đang đánh bắt cá ở khu vực cách hòn đảo của Philippines 170 hải lý về phía Nam.
Chiếc tàu cá Đài Loan khi chưa bị tàu Philippines bắn
Tàu cá Đài Loan bị tàu Philippines bắn 52 phát đạn đã cập cảng Đài Loan lúc 3h15' ngày 11/5
Người nhà nạn nhân Hồng Thạch Thành ra tàu nhận xác
Người đứng đầu Đài Loan (Trung Quốc) Mã Anh Cửu yêu cầu Manila xin lỗi, bồi thường và điều tra, xử lý nghiêm khắc 'kẻ nã đạn vào tàu cá' của họ khiến một ngư dân thiệt mạng sáng 9/5
Chiếc tàu bị hải quân Philippines nã đạn là tàu cá Quảng Đại Hưng số 28 được làm bằng gỗ loại nhỏ cỡ 10 tấn
Một trong nhiều vết đạn trên tàu cá Đài Loan
Trên tàu cá Đài Loan khi đó có 4 người gồm con trai, con rể của nạn nhân và một ngư dân người Indonesia
Người nhà nạn nhân khóc, ôm xác ngư dân Hồng Thạch Thành
Nạn nhân là ngư dân Hồng Thạch Thành 65 tuổi bị hải quân Philippines bắn chết vào lúc 10h sáng ngày 9/5 khi đang đánh bắt cá ở khu vực cách hòn đảo của Philippines 170 hải lý về phía Nam.
Theo lời lực lượng cảnh sát biển Đài Loan thì tàu cá của họ đã trúng 52 phát đạn từ tàu Philippines

Saturday, May 11, 2013

Tối nay vượt biên tại VT pà con ơi

Phải chăng vấn đề thuyền nhân Việt Nam lại nóng bỏng trở lại ? Trong một bản tin đề ngày hôm qua, 10/05/2013, hãng tin Mỹ AP cho biết là riêng trong 4 tháng đầu năm nay, đã có khoảng 460 người Việt Nam, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, dạt vào bờ biển nước Úc. Số lượng này đã cao hơn hẳn số người Việt vượt biển qua Úc trong 5 năm trước đó cộng lại. Làn sóng thuyền nhân tăng vọt bất ngờ này thu hút mối quan tâm về tình hình nhân quyền xấu đi tại Việt Nam, cho dù các khó khăn kinh tế hiện tại cũng có thể giải thích lý do vượt biên.


Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép vào Úc trên đảo Christmas. DIAC Images - Wikipedia


Theo hãng AP, nhiều nhân chứng trên bờ cho biết là chiếc thuyền gần đây nhất chở người vượt biên Việt Nam đến Úc đã dạt vào đảo Christmas vào tháng trước. Biển số trên vỏ tàu cho thấy đây là một tàu đánh cá đăng ký tại tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam, ở cách đảo Christmas của Úc hơn 2.300 km.

Rất nhiều thuyền nhân Việt Nam vượt biên qua Úc đã bị biệt giam. Chính phủ Úc không cho biết chi tiết về tôn giáo và nơi xuất xứ của những người này tại Việt Nam, hai thông tin có thể giúp hiểu rõ về lý do tại sao các thuyền nhân này lại vượt biên qua Úc tị nạn.

Trả lời hãng AP qua điện thoại, một người Việt tại Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp Villawood ở vùng ngoại ô Sydney, không tiết lộ chi tiết về trường hợp của mình nhưng xác định : « Tôi thà chết ở đây hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam ».

Thanh niên 23 tuổi này đã rời Việt Nam cách đây 5 năm, nhưng trên đường qua Úc đã bị giam giữ tại Indonesia 18 tháng trời. Theo anh, nếu chỉ để kiếm tiền nhiều hơn, thì không nên vượt biên, thế nhưng : « Nếu một người đang phải sống khổ cực, lại phải đối mặt với các sự đe dọa và đàn áp của chính quyền, thì người đó nên đi ».

Theo hãng AP, một số người Việt Nam đến Úc qua Indonesia, theo cùng một tuyến đường với những người tị nạn đến từ các nước xa xôi hơn tận Nam Á và Trung Đông. Một số người khác thì khởi hành trực tiếp từ Việt Nam, trong một hành trình xa hơn và rủi ro hơn.

Trong những thông báo riêng biệt, hai chính phủ Úc và Việt Nam khẳng định là tuyệt đại đa số - nếu không muốn nói là tất cả các thuyền nhân đều thuộc diện di tản vì lý do kinh tế, do đó không đủ điều kiện xin tị nạn chính trị.

Quan điểm trên đây đã bị một số người đấu tranh trong cộng đồng người Việt tại Úc và các luật sư từng đại diện cho các người xin tị nạn đến từ Đông Nam Á phản bác. Họ cũng hoài nghi về tính chất đúng đắn của tiến trình phân loại mà chính quyền Úc đang sử dụng. Những người này cũng nêu bật thái độ quan ngại về tương lai bấp bênh của các thuyền nhân này, không được Úc cho định cư trong lúc lại không được Việt Nam sẵn lòng nhận lại.

Cùng với những người đến từ các nước khác, thuyền nhân Việt Nam đang bị tạm giam trên đất liền, trên đảo Christmas gần Indonexia hơn là gần Úc, hay trên các đảo xa xôi vùng Thái Bình Dương như Nauru và Manus. Theo các luật sư và giới hoạt động nhân quyền, trong số 101 người Việt Nam đến Úc vào năm 2011, chỉ có sáu người cho đến nay bị trả lại cho Việt Nam, trong lúc chỉ có rất ít là họa may đã được cấp quy chế tị nạn.


Trọng Nghĩa, rfi