Friday, November 22, 2013

VOICE quyên được hơn $200,000 cho nạn nhân bão ở Philippines

WESTMINSTER, California (NV) - Người Việt Nam khắp nơi đã ủng hộ khoảng $210,000 cho cuộc vận động gây quỹ giúp nạn nhân bão Haiyan tại Philippines do tổ chức VOICE, đại diện là Luật Sư Trịnh Hội, vận động, tính cho tới ngày 20 Tháng Mười Một.

“Việc gây quỹ không gặp bất kỳ khó khăn gì nhờ đông đảo mọi người khắp nơi ủng hộ.” Luật Sư Trịnh Hội cho biết.

Người Việt Nam ở Philippines sau cơn bão Haiyan. (Hình: Thiện Giao/Người Việt)

Có ba điều ông muốn nhắn gửi đến cộng đồng.

“Thứ nhất, tôi muốn cám ơn mọi người đã tin tưởng tổ chức VOICE và để chúng tôi đại diện người Việt Nam để trao số tiền ủng hộ đến tận tay những nạn nhân ở Philippines.”

“Thứ hai, tôi cảm nhận được rằng có những người từng trú ngụ tại đảo của Philippines 10 năm trước, nay đã sống tốt tại hải ngoại và có khả năng để giúp lại đất nước ân nhân.”

“Cuối cùng, cộng đồng đã khiến tôi và các bạn trong VOICE thật tự hào hãnh diện, khi thấy cộng đồng mình không bao giờ quên ơn những người đã từng giúp chúng ta.”

Trên trang Facebook cá nhân, Luật Sư Trịnh Hội cập nhật hầu như mỗi ngày về số tiền mà các cá nhân và hội đoàn đóng góp cho VOICE.

-9 Tháng Mười Một: “Đến tất cả những người bạn của tôi, xa hay gần, tị nạn hay không, đây là thời điểm chúng ta phải góp phần và giúp Philippines. Hơn 1,000 người chết chỉ riêng ở Tacloban và Samar...Mình sẽ tổng hợp lại tất cả tiền thu trong 2 ngày tới để giúp đỡ đất nước đã từng giúp đỡ mình. Cám ơn từ Manila.”

-10 Tháng Mười Một: “Hơn 10,000 chết tại Tacloban. Chúng ta phải thực hiện phần mình. Hãy cố gắng gọi tất cả bạn bè và người ủng hộ trong tuần này...Sydney, Melbourne, Orange County, San Jose, Atlanta, Houston, Florida, Boston, North Carolina, Virginia, Edmonton và Vancouver.” Cuộc vận động gây quỹ được kéo dài ra đến ngày 17 Tháng Mười Một.

-12 Tháng Mười Một: “Đã từ Manila đến. Sau đây là tin mới nhất từ mọi người sau hai ngày gây quỹ giúp nạn nhân bão Haiyan tại Philippines... tổng cộng là $24,700...chưa tính tiền thu được qua mạng và chuyển khoản trực tiếp.” Luật Sư Trịnh Hội, từ thủ đô Manila, Philippines bay về Orange County vào buổi sáng. 

-13 Tháng Mười Một: “Đã 3 ngày, sau đâu là tin mới nhất từ các bạn bè và người ủng hộ VOICE...” Anh ước đoán VOICE thu được $66,000, tính luôn số tiền hơn hai mươi ngàn do độc giả báo Người Việt đến tận toà soạn đóng góp vào một ngày trước đó. Buổi tối, Trịnh Hội cùng Nhạc Sĩ Trúc Hồ và đông đảo nghệ sĩ tình nguyện kêu gọi khán giả SBTN khắp Hoa Kỳ đóng góp.

-15 Tháng Mười Một: “Tin mới nhất sau ngày thứ 5, chúng ta đã thu được ít nhất $75,000, tính luôn $4,000 quyên góp qua mạng và $5,000 từ bạn bè và người ủng hộ từ Việt Nam. Đây là con số đáng ngạc nhiên nhất, với khó khăn chính tại Việt Nam.”

-17 Tháng Mười Một: “Với $10,000 báo cáo từ anh Mai Huu Tu, Na Uy, và $13,000 từ Thien Giang, Úc Châu, chúng ta đã thu được hơn $80,000.” Anh cũng báo tin đã tìm thấy 12 nạn nhân Việt Nam tại Phillipines đang cần giúp đỡ.

-18 Tháng Mười Một: “Sau đúng một tuần kêu gọi, tổng cộng số tiền bạn bè và người ủng hộ VOICE thu được là $150,136.”

-19 Tháng Mười Một: “Sau 10 ngày... tổng số thu được nay đã là hơn $210,000 Mỹ kim”. Trong đó, hơn $60,000 là từ đêm gây quỹ của Đài phát thanh VNCR tại Nam California. 

Phong bì đựng chi phiếu và hiện kim do độc giả nhờ nhật báo Người Việt nhờ chuyển đến VOICE. (Hình: Người Việt)

Kết thúc cuộc phỏng vấn ngắn trước khi về nhà tại Orange County để chuẩn bị hành lý bay sang Washington để tiếp tục cuộc vận động gây quỹ vào sáng hôm sau, Luật Sư Trịnh Hội nói: “Công việc của chúng ta chỉ mới bắt đầu, còn rất nhiều thứ phải làm.”

Ngoài những đóng góp ngay trong buổi gây quỹ, đồng hương ở xa có thể gởi ngân phiếu đề: (Paid to) VOICE (c/o Sang Nguyen), địa chỉ: 245 E Pepper Dr., Long Beach, CA 90807.

Nếu đóng góp theo phương cách chuyển khoản: Paid to: VOICE - Citibank, số trương mục: 205273162; Routine: 322271724; Zipcode: 20009.

Nếu đóng góp qua Paypal: Paid to: SangN@pcbinc.com.

Mọi đóng góp cho VOICE đều được miễn trừ thuế.

Thiên An/Người Việt

Thursday, November 21, 2013

Phá cách với món PIZZA CƠM thơm lừng cả bếp

Với cách làm pizza bằng cơm này, bạn sẽ không phải tốn công làm đế bánh pizza đâu!
Chuẩn bị những nguyên liệu:

- 1 tô cơm
- 30g sốt cà chua
- 3 cây xúc xích
- 30g nấm rơm
- 30g phô mai mozzarella
- Rau cải xoăn
- Muối, tiêu

Bước 1:



- Đầu tiên, bạn chuẩn bị các nguyên liệu: cắt nhỏ xúc xích, rau cải xoăn và nấm.


Bước 2:

- Phết một lớp bơ hoặc dầu ăn lên khay tròn, sau đó bạn dàn cơm lên trên. Dùng tay ép cơm xuống thành 1 lớp, sau đó rắc muối, tiêu rồi phết sốt cà chua lên trên.





Bước 3:



Bước 4:

- Làm nóng lò ở 180 độ C, sau đó cho bánh pizza vào lò nướng trong 10 phút. Bạn chú ý nướng cho đến khi phô mai vừa chảy hết là được, nếu nướng chín quá bánh sẽ bị cứng lại đấy!



Bước 5:

- Lấy bánh ra khỏi lò và chuẩn bị thưởng thức thôi nào!
Làm bánh pizza kiểu này sẽ cực tiết kiệm thời gian luôn đấy!


Pizza làm bằng cơm vẫn sẽ thơm và ngon như pizza làm với đế bánh đấy!


Phần phô mai chảy ra trông hấp dẫn chưa này!

PLXH

Saturday, September 28, 2013

Chém Gió: Nhà Hàng ở Đức không muốn người VN vào -:)

Tại Đức có một nhà hàng kỳ lạ. Ông chủ nhà hàng ra thông báo rằng:

“Ai có thể chịu đựng được những trò tinh quái mà nhà hàng bày ra thì sẽ được 1 tuần ăn miễn phí”.


Quả thật, quái chiêu câu khách này cực kỳ hiệu quả, và nhà hàng đã thu được những món hời lớn mà chưa phải bỏ ra bất kỳ bữa ăn miễn phí nào.

Ngày nọ, có một ông già người Việt Nam nhỏ bé bước vào nhà hàng. Nhân viên ở đây đón tiếp ông trên cả mức nhiệt tình, mời ông ngồi vào bàn hạng VIP với thái độ cực kỳ lịch thiệp, và rồi để ông chờ liền 4 tiếng đồng hồ.Thường thì các vị khách nước ngoài sẽ cáu giận, thậm chí sẵn sàng bỏ ra một món tiền nào đó để nhanh nhanh biến khỏi nơi này. Nhưng ông già Việt Nam thì khác, ông vẫn tươi tỉnh, gật gù theo tiếng nhạc, lại còn “ư ử” hát theo, khoái chí lắm. Cho đến khi chủ nhà hàng mất hết kiên nhẫn, đành phải cho nhân viên bê thức ăn ra.

Ông già Việt Nam gọi món tôm hùm, nhân viên bưng ra 2 con tép xíu xiu trên một cái đĩa to gần bằng cái mâm. Gọi món salad thì toàn là rau, củ không tươi bỏ lổn nhổn trong một cái tô sành rưới đầy tương ớt gần hết hạn. Ông chủ nhà hàng những tưởng sẽ làm ông già người Việt phát khùng lên. Nhưng không, ông già vẫn bình thản ăn ngon lành. Giật mình về sức chịu đựng kỳ diệu của ông già người Việt, ông chủ nhà hàng quyết định sử dụng tuyệt chiêu thứ ba. Ông già người Việt đang ngồi ăn bình thường, bỗng cái ghế lắc lư rồi sụp xuống, mũi ông đập vào thành bàn đau điếng, còn cái bàn tự nhiên nghiêng qua nghiêng lại đổ hết cả nước vào người ông. Cứ như vậy đến gần 10 phút. Ông chủ nhà hàng xoa tay đắc ý, chắc mẩm rằng ông già người Việt sẽ nhanh chóng nổi điên lên, không thì cũng xám cả mặt mày mà chịu thua. Nhưng khi bàn ghế dừng lại, cả ông chủ lẫn nhân viên nhà hàng tròn xoe mắt, há hốc miệng ngạc nhiên: Trên ghế, ông già bé nhỏ vẫn ngang nhiên hút thuốc, mặt không hề mảy may suy suyển.

Quá choáng trước khả năng chịu đựng phi thường của ông già, ông chủ nhà hàng đích thân mang hóa đơn đến trao tận tay cho người hùng vĩ đại, trong thâm tâm hi vọng với số tiền khổng lồ này, sẽ làm ông già nhảy dựng lên, nhưng không, ông già người Việt mỉm cười ý nhị, rút hầu bao ra trả rồi lịch sự bước ra khỏi nhà hàng. Đến nước này thì ông chủ nhà hàng đành cúi rạp mình chịu thua và tặng 1 tuần ăn miễn phí cho ông già người Việt. Câu chuyện này nổi tiếng đến mức một hãng truyền hình danh tiếng đã làm hẳn cả sê-ri phim về ông già người Việt.

Trong một cuộc phỏng vấn, phóng viên hỏi lý do vì sao ông có sức chịu đựng diệu kỳ đến như vậy; ông già cười hỉ hả, xoa tay, trả lời:

Chỉ cần các bạn tới Việt Nam thì biết. Hằng năm, vào dịp giáp Tết, ra ga chờ mua vé tàu, chen chúc ngột ngạt hàng mấy ngày trời mới mua được một cái vé, so với trong nhà hàng có máy hát, có ghế ngồi, có điều hòa nhiệt độ, cho tôi ngồi 4 tiếng chứ 40 tiếng tôi cũng ngồi được.Còn mấy cái chuyện gọi tôm mang tép ở Việt Nam là chuyện thường ngày. Rau ở đây không tươi, nhưng còn an toàn hơn chán vạn lần ở quê tôi. Thế nên, tôi ăn ngon lành lắm, ăn không cần suy nghĩ gì cả. Đang ăn mà bàn ghế trồi lên hụp xuống thì có khác gì đi xe trên quốc lộ, thậm chí ở đây êm và thú vị hơn. Còn có một chuyện tôi muốn nhắn nhủ ông chủ nhà hàng là “máy chém” ở chỗ các ông còn non tay lắm. Các ông phải sang Việt Nam, đến thăm chùa Hương ở Hà Tây vào mùa lễ hội ấy, các ông sẽ được tận mắt chứng kiến những cái “máy chém” chính hiệu để mà học tập...

Nghe ông già người Việt nói đến đâu, ông chủ và các nhân viên nhà hàng rùng mình đến đấy. Vừa rồi tôi có dịp sang Đức, định ghé vào nhà hàng kỳ lạ này kiếm ăn chút đỉnh. Nhưng vừa nhìn hộ chiếu, biết tôi là người Việt Nam, đám nhân viên cố sống cố chết ngăn cản không cho tôi vào bằng được.

Hình như, họ nể người Việt Nam mình lắm?

Đốc-tờ Việt
(FB Đốc-tờ Việt)

Saturday, September 7, 2013

Không cần tham nhũng: 9X kiếm 300 triệu/năm nhờ bán chuột qua mạng

“Nếu không nuôi chuột hamster có lẽ giờ này mình vẫn phụ gia đình bán nước mía. Mình bán hamster từ 2009, sau 3 năm thì có thu nhập hơn 100 triệu/tháng”, Trần Văn Thành - ông chủ của 3 cửa hàng thú nuôi - chia sẻ.



Gia đình vốn không giàu có, nguồn sống chính của cả nhà là xe nước mía bên vệ đường. Sau mỗi giờ học, Thành ra phụ nhà bán nước mía. Nhưng sau đó, Thành nuôi hamster chơi rồi thử bán vì loài thú này mén đẻ và hiện gia đình bỏ nghề nước mía, cùng phụ giúp con trai bán thú nuôi.

Bán hamster qua mạng kiếm 300 triệu/năm

Cách đây vài năm, trào lưu nuôi hamster nở rộ trong giới trẻ, Trần Văn Thành (23 tuổi, TP.HCM) cũng không ngoại lệ. Vốn yêu động vật, Thành từng nuôi chuột bạch, dế, rắn… Theo phong trào, cậu học sinh lớp 12 giấu bố mẹ mua cặp hamster giá 120.000 đồng về nuôi. Một thời gian sau, cặp hamster cho ra đời đến 7 “bé”. Cứ thế, Thành nuôi chúng trong lồng, ở cái phòng chỉ 3m2 của mình

“Hamster để rất nhiều, mỗi tháng một lần, mỗi lứa từ 6 - 9 con, đến khi số con trong đàn vượt quá 30, thì mình buộc phải bán”, Thành kể. Đăng tin rao vật trên trang mua bán với giá từ 50.000 - 120.000 đồng/con. Hamter đẻ bao nhiều, Thành bán bấy nhiêu. Tháng đầu tiên, thu nhập được 3 triệu đồng. Đây là những đồng tiền đầu tiên mà chàng trai phụ nước mía kiếm được.

Đầu năm 2009, Thành lập website riêng để bán hàng. Căn phòng nhỏ trở thành “trang trại”, nơi giao dịch. Số lượng họ nhà chuột tăng lên đến nỗi Thành phải nuôi chúng cả trên giường. Nhận thấy sự quá tải, Thành đành chia sẻ ý tưởng kinh doanh với gia đình để lấy phòng khách làm nơi buôn bán.

Lúc đầu, không có xe máy, anh bạn cứ thế ôm lồng thú lên xe buýt, xe đạp giao hàng khắp ngõ ngách Sài Gòn. Hamster vốn dễ chết vì chỉ sống được trong điều kiện chăm sóc đầy đủ, nên nhiều đơn đặt hàng tỉnh xa, Thành phải lên xe đò cùng hamster về với chủ mới. “Những lúc giao hàng ở tỉnh rất cực, có ngày, sáng Cần Thơ, trưa về lại TP.HCM rồi chiều lại xuống Vũng Tàu giao hàng đến khuya với về tới nhà”, Thành kể. Cực là thế, nhưng với mỗi chuyến đi xa là lại có thêm nhiều người nơi khác biết đến shop của Thành.

Có vốn, cậu lại mua thêm con giống, thức ăn, chuồng nuôi. Trang website Hamster & Monkey shop ngày càng được nhiều bạn trẻ đến đặt hàng. Thanh khoe: “Thời điểm đó, cũng có nhiều bạn bán hamster nhưng chắc do con giống của mình chất lượng lại rẻ nên có nhiều người tìm mua”.Chỉ sau một năm bán hàng online, chàng sinh viên ngành điện công nghiệp, trường CĐ Lý Tự Trọng tích góp được 300 triệu đồng. Mọi người đặt cho Thành biệt danh “triệu phú hamster”. Nói về số tiền lớn mình tự kiếm được, Thành bày tỏ: “Với mình số tiền đó quả thật rất lớn khiến mình thấy thích thú, tự hào. Nhưng mình nghĩ nếu chỉ bán online sẽ khó phát triển hơn nữa, nên quyết định dùng toàn bộ tiền thuê nhà ở mặt tiền để kinh doanh”.

Hamster nuôi sống cả gia đình

Với số tiền 300 triệu, Thành thuê mặt bằng đầu tiên ở đường Trần Quang Diệu. Nhưng chỉ sau 2 tháng bị chủ nhà đơn phương hủy hợp đồng vì sợ những con thú nuôi sẽ lây bệnh cho họ. Cuối cùng, “triệu phú hamster” cũng thuê được một căn nhà trên đường Trần Huy Liệu. Lần này Thành thuê nguyên căn để thoải mái kinh doanh.

Thành sang Thái Lan - nơi khởi phát phong trào nuôi hamster - để tìm giống, học hỏi kinh nghiệm. Cậu đi vòng quanh các khu chợ ở Bangkok tìm nguồn hàng. Ông chủ Hamster & Monkey nhớ lại: “Có lần vì ham rẻ mà đã nhập thử 100 con hamster từ Trung Quốc với giá chỉ bằng một nửa ở Thái Lan. Và sau một tuần chỉ còn 20 con sống sót khiến mình phát hoảng. Nguyên nhân vì hamster Trung Quốc không hợp khí hậu nên chết hàng loạt. Từ lần đó, mình chỉ sang Thái Lan lấy hàng”.

Thành cũng dành thời gian nghiên cứu thức ăn riêng cho hamster. Lúc đầu, thức ăn nhập bên Thái. Tự tìm hiểu, cậu liền lang thang khắp các chợ Kim Biên, Chợ Lớn… để tìm các loại thực phẩm phù hợp, mua về pha chế, đóng gói bán cho khách. Vốn khéo tay, anh bạn tự thiết kế ra nhiều mẫu chuồng trại, đồ chơi độc đáo cho hamster mà chỉ riêng tiệm mình có.

Khách tìm đến cửa hàng ngày càng đông, nên sau hơn 3 năm Thành đã có 3 cơ sở tại Q.Phú Nhuận, Q.10 và Q.8. Ba cửa hàng đem lại lợi nhuận trung bình hơn 100 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ mức thu nhập đó, Thành gần như trang trải cuộc sống cho cả gia đình. Mới ngày nào khởi nghiệp, cha mẹ còn phản đối nhưng giờ đã bỏ hẳn xe nước mía để trông cửa hàng giúp con trai. Không chỉ hamster, Thành còn nhập thêm nhiều loài vật như ếch, nhím, sóc, cá… để bán.

“Hiện giờ phong trào nuôi hamster không rầm rộ như mấy năm trước nhưng vẫn đảm bảo doanh. Sắp tới, mình dự định mở một quán cà phê mô hình thú nuôi. Hy vọng qua đó sẽ vực dậy trao lưu nuôi hamster”, Thành chia sẻ.

Theo Tri thức

Monday, September 2, 2013

Libya: Thi ĐH rớt hết, Vn: đậu rất cao, tại sao?

NQL: Đọc để biết vì sao người dân mất hết niềm tin, đặc biệt là lớp trẻ. Câu chuyện dưới đây chỉ là chuyện nhỏ mà niềm tin của bạn trẻ này đã sụp đổ, còn biết bao nhiêu chuyện ghê gớm hơn, khủng khiếp hơn... đang chờ bạn khắp các nẻo đường đời.

(Thư một bạn đọc)

Gửi Bác!


Được trở thành một công chức (viên chức) nhà nước, có lẽ đây là một niềm ao ước của nhiều người. Và cháu cũng là một trong số đó, và cháu còn có nhiều lý do để mong mỏi điều đó hơn nhiều người khác.

Bởi vậy mà khi BHXH Việt Nam thông báo tuyển viên chức, cháu đã nộp hồ sơ và miệt mài ôn luyện ngày đêm với sự quyết tâm cao độ nhất và hi vọng sẽ có một kết quả thật tốt trong kỳ thi này.

Và còn rất nhiều bạn khác cũng như cháu, rất tích cực học hành. Nhiều người trong đó có cháu, dành hầu hết thời gian và sức lực để ôn thi, có người còn phải đánh đổi rất nhiều thứ khác nữa, gia đình không tạo điều kiện, chồng không ủng hộ, đã vậy lại còn mỉa mai nữa, con nhỏ quấy khóc vì ốm đau. Bản thân cháu có lẽ may mắn hơn vì bố mẹ rất hiểu và tạo điều kiện hết sức để cháu có thể ôn thi.

Nhà cháu làm ruộng, vất vả lắm! Thời gian này đang mùa vụ, hết gặt lúa rồi cấy hái. Hết mùa lúa rồi đến mùa ngô, bố mẹ cháu lên nương từ khi gà gáy không kể ngày nắng như lửa đốt, áo ướt đẫm mồ hôi hay những ngày mưa bão ròng rã . Cháu cũng dậy sớm để học bài, nhìn bố mẹ vất vả, cháu càng cố gắng ôn thi hơn, tự nhủ với bản thân rằng phải cố gắng đỗ trong kỳ thi này.

Cháu vượt cả một đoạn đường dài hàng mấy trăm cây số xuống thủ đô để tham dự kỳ thi, trong lòng vừa nao nao hồi hộp, lo lắng nhưng cũng đầy niềm vui vì bản thân đã chuẩn bị khá là kỹ lưỡng cho kỳ thi này.

Thế nhưng Bác ơi, hi vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu, niềm tin của cháu bị sụp đổ hoàn toàn. Nó như cơn bão đổ bộ vào lòng Hà Nội trong mấy ngày thi vậy.

Trước những ngày thi, trên các diễn đàn có người thông báo có đề và tài liệu chuẩn, họ gửi mail đến từng cá nhân trên diễn đàn, nói về mức độ tin tưởng của đề thi và mức độ chính xác của tài liệu chuẩn, họ rao bán bộ đề với giá 1 triệu/môn. Có người tin, người không Bác ạ. Rồi người ta đăng tin địa điểm cụ thể bán phao, tài liệu thi thường xuyên, liên tục trên diễn đàn, bảo đảm độ chính xác của tài liệu, có cả sơ đồ chỉ dẫn đến hẳn địa điểm mua phao nữa.

Ngày thi đã đến, trước lúc vào phòng thi, thí sinh họ nháo nhào kêu gọi quyên góp tiền đi giám thị, 100 nghìn, 200 nghìn, chẳng biết họ đã in sẵn cả danh sách thí sinh phòng thi từ lúc nào để thu tiền rồi đánh dấu những ai nộp, họ để ý xem ai mới đến rồi ra để kêu gọi đóng tiền. Cháu cũng được huy động như vậy đấy. Khi cháu tuyên bố không đóng tiền và không quay bài và nói với mọi người rằng sẽ không quay được đâu thì ai cũng mở mắt tròn xoe nhìn cháu với con mắt như cháu là người ngoài hành tinh, là vật thể lạ vậy. Nói thật là lúc đó cháu rất là ngại và cảm thấy mình lạc lõng kinh khủng. Cháu cũng hiểu một vấn đề rằng nếu mình không hòa đồng và không theo cái chung của tập thể thì tự bản thân mình sẽ tự đẩy mình ra xa, tự “xây mồ chôn mình”, tự mình cô lập mình.

Trong khi làm bài thi, thanh tra bên ngoài và giám thị có bắt và lập biên bản Bác ạ, nhưng trong khi cháu và những người khác đang cố gắng làm sao viết thật nhanh, viết đau nhừ cả tay không dám ngừng vì đề khá dài thì xung quanh họ vẫn giở tài liệu bằng đủ mọi cách. Phao trong túi quần, trong hộp bút, thậm chí cả ở trong áo ngực nữa. Có bạn giở tài liệu ở tất cả các môn từ chuyên ngành, trắc nghiệm, Kiến thức chung mà không hề bị “phát hiện”. Thi trắc nghiệm thì thật là vui. Bác biết không, phòng thi xôn xao như học nhóm vậy.

Rồi Bác biết không, ngày thi thứ hai, ngoài hành lang phòng thi, người ta nói chuyện với cháu: phòng anh(chị) coi dễ lắm, may là mang phao vào, chép từ đầu đến cuối, hôm nay cũng cố gắng như vậỵ hay “ Phòng chị giám thị có nhận phong bì mà, chỉ để ý giám thị hành lang và thanh tra bên ngoài một tí, chứ trong phòng thì thoải mái thôi mà”. Rồi có người cũng không hề học gì mà vẫn đi thi, hỏi bạn ấy học hết đề cương không, bạn ấy trả lời với cháu rằng chưa hề học gì cả, bạn ấy không biết Luật BHXH như thế nào, Luật BHYT ra sao, nhưng bạn ấy vẫn làm được bài, vẫn viết đủ ý cả.

Đấy là những gì cháu được mắt thấy, tai nghe, tận mắt chứng kiến được.

Và trên các diễn đàn, sau khi đi thi về, họ bàn luận, bình phẩm nhiều lắm Bác ạ. Họ nói phòng này giám thị nhận tiền, phòng kia giám thị canh chừng thanh tra cho thí sinh quay bài, phòng này có COCC, con cháu của người này, người kia, có người dùng tai nghe Blutooth để chép bài, phòng có VIP, được chuyển chỗ, được giám thị “quan tâm”, được thu bài sau cùng, thí sinh được gửi gắm.

Cổng trường nơi cháu thi họ bán đầy phao của các môn; và môn tiếng Anh, cháu cũng thử mua một bộ xem qua, vào phòng thi khi giám thị phát đề thì quả là ngạc nhiên lắm, lúc đó cũng ước gì mình xem thật kỹ cái tập phao vừa mua thì chắc làm ngon lành, nhanh vèo vèo mà không cần phải đọc đi đọc lại như thế. Mấy quán photo ngoài cổng trường chắc làm ăn phát đạt vào 2 ngày thi này lắm. Và còn cả điều này nữa, cháu thấy lạ quá. Người thân của thí sinh chờ đợi ở cổng trường hỏi những người thi xong sớm và ra trước về đề thi của các môn có đúng như những câu hỏi được bôi đen trong tập câu hỏi mà họ đang cầm trong tay hay không. Mà điều ngạc nhiên ở chỗ tất cả đều đúng. Rồi họ cảm thấy tâm đắc với cái tập câu hỏi đó lắm đấy ạ. Chẳng lẽ lại có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên như thế này sao hả Bác? Hay chẳng lẽ thầy bói lại bói đúng đến vậy?

Người ta lại kháo nhau rằng có thí sinh làm bài trước khi giám thị đọc đề thi, có người đã có đáp án sẵn cho các câu hỏi trắc nghiệm. Và họ truyền tay nhau bộ đề thi được giải sẵn của môn tiếng Anh, những bài test được khoanh, đánh dấu là đã được thi ở các cụm thi trước. Và thật đúng là siêu nhân vì bài thi tiếng Anh rơi đúng vào 2 bài test còn lại trong tập tài liệu đó. Cháu thấy thí sinh thi BHXH thật là giỏi Bác ạ, vì họ tìm được tài liệu chính xác quá! Họ kháo nhau về chuyện chạy chọt bao nhiêu tiền, các chỉ tiêu đã được sắp xếp ra sao, chạy từ khâu đề thi hay chấm thi, …

Những người như cháu đi thi được gọi là “dân đen”, có người nói “dân đen” mà đỗ thì đúng là một kỳ tích, bài làm phải có sự đột phá, phải đặc biệt, như vậy mới có cơ hội. Và còn nhiều, còn nhiều nữa nhưng có lẽ cháu chỉ kể với Bác bấy nhiêu thôi là cũng đủ để Bác có thể hình dung ra được kỳ thi này nó như thế nào rồi đúng không ạ?

Và lại nói đến bản thân cháu, khi bước vào phòng thi với niềm hi vọng, phấn chấn bao nhiêu thì sau khi bước chân ra khỏi cổng trường, niềm tin và hi vọng của cháu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Không phải vì cháu không làm được bài, thậm chí cháu còn làm bài tốt Bác ạ (theo cháu thì là như vậy), điều này còn phụ thuộc vào việc chấm thi nữa. Cháu nghi ngờ, lo lắng và cháu không còn đủ tự tin để khẳng định được rằng mình liệu có đỗ được trong kỳ thi tuyển viên chức này hay không???

Sau kỳ thi này, tự nhiên cháu thấy hoài nghi về mọi thứ, về những điều bố cháu đã từng dăn dạy, có lẽ nó không đúng hoàn toàn như bố cháu đã từng nói. Cháu cần phải làm gì để có thể lấy lại được niềm tin đây ạ?


(Quê Choa)

Thursday, August 29, 2013

Ai ca hay nhất "Đêm Nay Ai Đua Em Về"


Ai là Ca sỉ hay Hát sỉ hay nhất cho bạn?

1-Mr Đàm



2-Lương Tùng Quang - Ngọc Liên






3- Quang Lê



4-Mr Đàm



5_Ngọc Phương


6-Ngọc Nương



7-Elvis Phuong




Hay quá:Bán vòng tay dây thun kiếm triệu đô

Cheong-Choon Ng - cựu kỹ sư của Nissan Motor tại Mỹ đã nghĩ ra ý tưởng bán bộ chun sặc sỡ để đan vòng với giá 17 USD. Loại đồ chơi này được trẻ em Mỹ ưa thích với hàng triệu sản phẩm được tiêu thụ trong hơn hai năm qua.

Rainbow Loom có thể tạo ra những chiếc vòng tay sặc sỡ như thế này. Ảnh: ETSY

Trẻ em trên khắp nước Mỹ đang phát sốt với trò chơi đan vòng từ những chiếc dây chun sặc sỡ, CNN cho biết. Mỗi bộ chun nhãn hiệu Rainbow Loom được bán với giá 17 USD, gồm 600 chiếc chun đủ màu và dụng cụ hỗ trợ đan lát. Những video dạy đan theo mẫu cũng lan truyền nhanh chóng trên Internet.

Michaels Stores, một chuỗi bán lẻ đồ thủ công lớn tại Mỹ đã nhập mặt hàng này từ đầu tháng 8. Và Rainbow Loom đang bán chạy gấp 10 lần sản phẩm ăn khách nhất trước đây của họ, Philo Pappas - Phó giám đốc Quản lý sản phẩm của hãng cho biết.

Bộ vòng chun sặc sỡ này là ý tưởng của Cheong-Choon Ng - cựu kỹ sư của Nissan Motor tại Detroit (Mỹ). Hàng triệu bộ Rainbow Loom đã được bán ra trên cả nước kể từ khi ra mắt.

Ba năm trước, Cheong-Choon Ng vô tình thấy hai con gái - Teresa (12 tuổi) và Michelle (9 tuổi) làm vòng tay từ những chiếc vòng chun cao su. Việc này đã khiến Ng nhớ lại hồi nhỏ ở Malaysia, khi ông thường làm dây nhảy từ vòng chun. Muốn gây ấn tượng với hai con, Ng đã lấy vài chiếc chun nhỏ và cố đan một chiếc vòng, nhưng loại chun này quá bé so với ngón tay của ông.

Vì thế, Ng vào gara và làm ra một loại khung đan đơn giản bằng gỗ với vài hàng đinh ghim. Sau đó, ông bắt đầu đan vòng. Ban đầu, Teresa và Michelle tỏ ra không mấy ấn tượng. Nhưng khi nhìn thấy tốc độ thao tác của bố, hai cô con gái đã thay đổi suy nghĩ.

Teresa đã nhìn ra được tiềm năng kinh doanh khi thấy bạn bè xung quanh mê mẩn các món đồ chơi bố mình làm ra. Vì thế, Ng quyết định rút 10.000 USD tiết kiệm cho hai con gái học đại học để làm vốn ban đầu.

Ng đã mất 6 tháng, qua 28 mẫu thiết kế để chọn ra một bộ sản phẩm ưng ý. Sau đó, ông tìm được một nhà cung cấp tại Trung Quốc và nhận được chuyến hàng đầu tiên vào tháng 6/2011. Đó là một thùng chun khổng lồ nặng tới hơn 900 kg.

Ban đầu, Rainbow Loom được tiêu thụ rất chậm. Ng đã phải đến các triển lãm thương mại và trại hè trẻ em để quảng cáo. Thậm chí, khi tới các cửa hàng, ông còn bị đuổi khéo.

Bước ngoặt xảy ra vào tháng 7/2012 khi một cửa hàng trong chuỗi The Learning Express Toys chấp nhận bán sản phẩm của ông. Cửa hàng này còn mở hẳn các lớp dạy đan vòng cho khách hàng. “Có một lần, họ gọi điện cho chúng tôi và nói đã bán hết 24 sản phẩm trong một tuần, sau đó là 96 trong một tuần”. Cả Teresa và Michelle đều mang Rainbow Loom đến trường để quảng cáo cho các bạn học.

Trước lễ Giáng sinh năm đó, nhu cầu đột nhiên tăng vọt. “Rất nhiều đơn hàng được gửi đến và chúng tôi phải tìm sự giúp đỡ ở khắp mọi nơi”, Ng cho biết. Việc đóng gói một bộ sản phẩm hoàn chỉnh vẫn được cả gia đình Ng làm tại nhà.

Có thêm hàng triệu USD tài sản không hề khiến Ng tiêu xài hoang phí. Ông vẫn lái chiếc xe cũ 12 năm tuổi, còn người vợ vẫn thường tích trữ các phiếu giảm giá. Toàn bộ lợi nhuận được họ tái đầu tư vào Rainbow Loom và suy nghĩ về mẫu sản phẩm mới. “Có thể chúng tôi sẽ làm bản đồ. Teresa đã chỉ cho tôi cách làm bản đồ Haiti rất thú vị”, Ng hào hứng.


Nguồn: Thùy Linh/Vnexpress

Saturday, August 24, 2013

Việt Nam có Bạc Hy La không? và bao nhiêu ?

Trong ngày xử án thứ 3, Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh, thừa nhận tội biển thủ công quỹ...
Ông Bạc Hy Lai trong ngày xét xử thứ 3.
Ông Bạc Hy Lai đã thừa nhận trách nhiệm vụ biển thủ 5 triệu nhân dân tệ (817.000 USD) tiền công quỹ thời là Chủ tịch thành phố Đại Liên. Tuy nhiên, ông Bạc khai rõ trước tòa rằng, số tiền đó chảy vào tài khoản ngân hàng của vợ mình, bà Cốc Khai Lai. 
Ông Bạc Hy Lai một thời từng là ngôi sao sáng trên sân khấu chính trị Trung Quốc hiện đang đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, hối lộ và lạm quyền trong bê bối chính trị lớn nhất nhiều thập kỷ qua ở Trung Quốc, sau vụ bê bối “Bè lũ 4 tên” năm 1976.
Hôm nay – trong ngày xét xử thứ 3, ông Bạc Hy Lai đã thừa nhận ông biết và có liên quan đến vụ thất thoát ngân sách công quỹ của một dự án xây dựng của chính phủ. Họ Bạc khai, Wang Zhenggang, cựu giám đốc văn phòng quy hoạch đô thị và nông thôn của thành phố Đại Liên, nơi ông từng giữ chức Chủ tịch, đã trao đổi với ông về số tiền y hối lộ cho vợ và con trai ông – bà Cốc Khai Lai và cậu ấm đang du học nước ngoài Bạc Qua Qua.
“Tôi đã cự tuyệt gặp ông ta. Sau đó, Wang Zhenggang tìm đến gặp tôi một lần nữa. Ông ta nói với tôi tại sao số tiền đó lại khó xử lý. Ông ta nói nếu tôi bận, ông ta có thể nói chuyện với vợ tôi, Cốc Khai Lai”, ông Bạc nói.
Đồng thời, ông Bạc khai, ông chấp nhận để Wang trao đổi chuyện tiền bạc với vợ mình vì “thiếu tỉnh táo”. Theo họ Bạc, khoản tiền vì thế mà chảy vào tài khoản ngân hàng của vợ ông, bà Cốc Khai Lai.
Ông Bạc cúi đầu nhận tội ăn hối lộ.
Bà Cốc Khai Lai, người đã bị kết án tử hình vì giết doanh nhân người Anh Neil Heywood nhưng đang được hoãn thi hành án hôm qua đã xuất hiện trong một video tố chồng, ông Bạc Hy Lai trên thực tế biết rõ về số tiền hối lộ của các doanh nhân. Tuy nhiên, ông Bạc vẫn mạnh miệng chối bay tội tham ô, ăn hối lộ bằng cách tuyên bố, vợ mình, Cốc Khai Lai bị “mất trí, nói dối” hay “các công tố viên đã gây áp lực buộc bà phải đưa ra những lời khai man chống lại ông.
“Sau các cuộc trao đổi, bàn bạc của Cốc Khai Lai và ông Wang diễn ra, tôi đã không xem xét và tra hỏi. Tôi đã mặc kệ chuyện này. Chuyện này đã diễn ra cách đây cả chục năm. Tôi không còn nhớ rõ chi tiết về nó nữa. Số tiền đó (tiền hối lộ) đã chui vào trong tài khoản của vợ tôi, dẫn đến việc sử dụng tiền công quỹ cho mục đích cá nhân”, ông Bạc thừa nhận.
Ngoài ra, ông Bạc cũng khẳng định, “tôi sẵn sàng chấp nhận kết luận điều tra của các công tố viên và đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc này. Tôi vô cùng hổ thẹn và hối hận về sự cố này”.
Tuy nhiên, cựu Bí thư Trùng Khánh vẫn cố vớt vát, biện minh cho mình: “Từ đầu tới cuối bản cung khai này, tôi vẫn giữ quan điểm, tôi không có ý định tham ô số tiền này”.
Bà Cốc Khai Lai xuất hiện trong video tố chồng hôm qua. 
Chưa hết, ông Bạc còn có ý đổ tội cho vợ khi tranh cãi về lời khai của bà Cốc rằng, số tiền tham ô là cần thiết để chu cấp cho cậu con trai Bạc Qua Qua đang du học ở Anh nhưng khẳng định, “thời điểm đó, Cốc Khai Lai có rất nhiều tiền”. Đồng thời, cựu Bí thư Trùng Khánh cũng nhắc đi nhắc lại rằng, vợ mình có thể đang cố gắng tìm cách để được giảm án.
Ngoài ra, ông Bạc cũng cho biết, bà Cốc Khai Lai trên thực tế đã rời bỏ ông và đưa cậu con trai của họ tới Anh du học sau khi phát hiện chồng lừa dối mình, ngoại tình năm 2000.
Trong buổi xử án chiều nay, cựu Giám đốc công an Vương Lập Quân cũng đã ra trước tòa, làm chứng về việc ông Bạc Hy Lại lạm quyền. Ông Vương bị kết tội tháng 9 năm ngoái và phải chịu mức án 15 năm tù giam về tội bẻ cong pháp luật, đào tẩu, lạm quyền và nhận hối lộ.
Bạch Dương (tổng hợp)

Tuesday, August 20, 2013

Môt ví dụ nợ xấu nhỏ mà chúng ăn chia nhau

Sáng 20/8, ông Nguyễn Văn Khoẻ - nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn, TP HCM tiếp tục hầu tòa về hành vi tham nhũng, tiếp tay cho vợ chồng nữ đại gia chiếm đoạt 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng của Agribank Chợ Lớn.

Xuất hiện tại tòa lần này, cựu chủ tịch huyện Hóc Môn vẫn giữ được phong thái điềm đạm và vẻ ngoài phong độ như lần hầu tòa cách đây 2 năm. Còn nữ đại gia Sài Gòn một thời, bị cáo Trần Thị Hà (giám đốc công ty Thành Phát) cũng trắng trẻo và mập hơn.

Liên quan đến vụ án còn có bị cáo Hà Văn Hòa (chồng Hà, phó giám đốc công ty Thành Phát) và một số bị cáo nguyên là giám đốc và phó giám đốc ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Chợ Lớn, cán bộ xã, huyện Hóc Môn.

Bào chữa cho ông Khoẻ là luật sư Phạm Công Út và Trần Văn Tạo, 7 luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho 8 bị cáo còn lại. Ngồi ghế chủ toạ phiên toà là thẩm phán Vũ Phi Long - Phó chánh Toà Hình sự TAND TP HCM.

Nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn trong lần ra tòa cách đây 2 năm. Ảnh: Vũ Mai
Đây là lần thứ 2 vụ án điểm về tham nhũng liên quan đến việc xét duyệt dự án đất tại huyện Hóc Môc từ hơn chục năm trước được đưa ra xét xử sơ thẩm.

Trước đó, năm 2010, TAND TP HCM đã tuyên phạt Nguyễn Văn Khỏe 26 năm tù về các tội Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Còn vợ chồng Hà và Hòa cùng bị phạt mức án tù chung thân về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đưa hối lộ. Một số bị cáo nguyên là lãnh đạo của ngân hàng Agribank Chợ Lớn và cán bộ địa phương phải nhận từ 3 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) đến 13 năm tù.

Tuy nhiên, do có một số chi tiết cần phải làm rõ thêm, tại phiên xử phúc thẩm vào tháng 6/2011, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Trong lần ra tòa này, hầu hết các bị cáo đều bị truy tố về các tội danh cũ.

Theo nội dung vụ án, sau chuyến hợp tác lao động tại Đức trở về Việt Nam, Hà ly dị chồng và bỏ vào TP HCM. Đến năm 2001, người đàn bà này về sống chung với Hà Văn Hòa (từng có tiền án 10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và sinh được một người con.

Đầu năm 2002, có một tỷ đồng trong tay, vợ chồng Hà thành lập công ty TNHH XDTM Thành Phát nhưng khai khống vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Do quen biết với lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (chi nhánh Chợ Lớn), Hà vay 18 tỷ đồng để mua căn nhà 26 đường Trường Sơn, quận Tân Bình mà tài sản thế chấp chính là căn nhà này. Tiếp đó, dù công ty không có đủ khả năng về tài chính và điều kiện để vay vốn nhưng vợ chồng Hà vẫn tìm mọi cách để làm giả hồ sơ thực hiện dự án xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp tại xã Đông Thạnh tại huyện Hóc Môn, lừa vay rồi chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Để thực hiện được ý định này, vợ chồng Hà đã bỏ ra một số tiền “khủng” lót tay nhiều cán bộ, lãnh đạo xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn làm hồ sơ khống qua mặt các cơ quan chức năng trong việc xin và phê duyệt dự án sử dụng đất tại khu vực này. Vào khoảng tháng 11/2002, tvợ chồng Hà đã quen biết với chủ tịch Khỏe (người có vai trò quyết định trong việc giải quyết hồ sơ). Sau đó, “nhờ” ông ký vào công văn gởi các sở ngành xác nhận việc địa điểm dự án của công ty Thành Phát chưa có người đầu tư (thực tế đã có một công ty khác đầu tư trước đó). Lần này, vị chủ tịch nhận 150 triệu đồng tiền "công" từ vợ chồng Hòa.

Cũng từ đó cứ vào mỗi dịp cuối tuần vợ chồng Hà lại đưa vị "quan huyện" và một số cán bộ cấp dưới đi chơi Vũng Tàu, mọi chi phí do nữ đại gia này đài thọ. Ngoài ra, vào các dịp lễ tết, vợ chồng Hà đều đến nhà Khỏe đưa tổng cộng 430 triệu đồng, 15.000 USD, 1/2 sừng tê giác để cảm ơn và cho ông vay 700.000 triệu đồng (nhưng sau đó không trả).

Đến đầu năm 2005, trong một lần đi chơi, vị chủ tịch còn gợi ý vợ chồng Hà mua tặng mình chiếc xe Luxus và sau đó có nhận 1 tỷ tiền đặt cọc mua xe của vợ chồng đại gia này. Khoản tiền này sau đó ông Khỏe có trả lại cho Hà 600 triệu đồng, số còn lại "ỉm" luôn.

Không chỉ nhận tiền hối lộ, ông Khỏe còn lợi dụng sự ảnh hưởng của mình đối với một số người trong Sở kiến trúc “vòi” của vợ chồng Hà 5.000 USD và 50 triệu đồng để tác động cho cơ quan này sớm duyệt bản quy hoạch chi tiết dự án cho vợ chồng “siêu lừa”. Song thực tế số tiền này vị chủ tịch đều bỏ túi riêng.Khi hồ sơ dự án được phê duyệt, vợ chồng Hà lại tiếp tục "đi đêm" với nhiều cán bộ ngân hàng để vay vốn. Hà đã lập hồ sơ vay vốn nâng khống số tiền thực hiện dự án và vốn tự có lên để đề nghị được vay thêm 42 tỷ đồng sau đó nhờ Nguyễn Công Định - nhân viên tín dụng của Agribank Chợ Lớn giúp đỡ.

Dù hồ sơ của công ty Thành Phát không đủ yêu cầu cho vay nhưng Định vẫn lập báo cáo thẩm định trình cấp trên là ông Trần Văn Tuyến (giám đốc Agribank Chợ Lớn) ký duyệt. Khi được giải ngân 3.000 lượng vàng, vợ chồng Hà đã "lại quả" cho Định 200 triệu đồng.
Hơn một tháng sau Agribank Chợ Lớn tiếp tục giải ngân cho công ty của Hà 18 tỷ đồng. Theo lời khai của Định thì Tuyến có chỉ đạo đề nghị Hà khi đến ngân hàng nhận vàng thì mang theo 150 triệu đồng để "chi phí cho phía cung ứng vàng", song trách nhiệm số tiền này không được ai thừa nhận.

Đầu năm 2007, sau khi cơ quan chức năng khởi tố vụ án, biết công ty Thành Phát không có khả năng thực hiện dự án và trả nợ nên giám đốc Agribank Chợ Lớn đã đề nghị Công ty 12 (đối tác của ngân hàng này) đứng ra thực hiện dự án và gánh nợ thay. Vì vậy, tại các phiên xử sau đó, đại diện Agribank Chợ Lớn không thừa nhận bị thất thoát số tiền nói trên và không yêu cầu vợ chồng Hà bồi thường.

Đến năm 2011, Công ty 12 từ chối nhận thanh toán số nợ hơn 4.600 lượng vàng của Thành Phát cho phía Agribank Chợ Lớn. Đồng thời theo chỉ đạo của Thanh tra ngân hàng Nhà nước buộc Agribank Chợ Lớn phải khôi phục số nợ từ công ty Thành Phát nên sau này phía ngân hàng này mới có đơn yêu cầu vợ chồng Hà bồi thường số tiền đã chiếm đoạt. 

Hải Duyên
VnExpress