Friday, January 25, 2013

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cắt đường lưỡi bò


Xin báo một tin ngắn nhưng vui: một website của Bộ Nông nghiệp Mĩ (USDA) đã đồng ý rút bản đồ 9 đoạn (còn gọi là bản đồ đường lưỡi bò) khỏi trang web. Đây là một quyết định công minh của USDA. Nhưng chính quyền China chắc sẽ vẫn còn tiếp tục cho in bản đồ phi pháp đó, và “cuộc chiến” khoa học vẫn còn tiếp diễn.

Mấy tuần trước, một bạn phát hiện bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện trên trang web của Cục ước lượng và đánh giá sản xuất (PECAD – Production Estimates and Crop Assessment Division) thuộc Bộ Nông nghiệp Mĩ (US Department of Agriculture). Lập tức, ngày 20/12/2012, Gs Phạm Quang Tuấn (Đại học New South Wales) soạn sẵn một lá thư phản đối. Lá thư có chữ kí của 40 nhà khoa học trong và ngoài nước. Lá thư gửi thẳng cho giám đốc và những người có trách nhiệm trong PECAD để báo cho họ biết rằng đó là một bản đồ phi pháp mà chính quyền China đang lợi dụng khoa học để công bố như là một hình thức tuyên truyền.

Một tháng sau, hôm nay (24/1/2013), bà Paulette Sandene (FAS – Foreign Agriculture Service) đã có email trả lời rằng bản đồ đường lưỡi bò đó đã được rút khỏi website của PECAD. Lá thư viết:

“We have taken action to address the problems you described in the message below. The maps with the controversial 9-dash borders have been replaced on our servers, and they should no longer be accessible through the internet.”

Bản đồ đó không còn đường 9 đoạn nữa:

Nhưng “cuộc chiến” chống bọn China bành trường vẫn chưa kết thúc. Hiện nay, có khá nhiều tập san khoa học đã và công bố bản đồ 9 đoạn của China, chủ yếu là do không am hiểu vấn đề. Các tác giả China cũng chẳng hiểu vấn đề, nên khi chính quyền Trung Cộng gây áp lực phải bao gồm bản đồ phi pháp đó trong bài báo thì họ … tuân thủ. Một số tác giả China tỏ ra ngoan cố không nhận sai sót, có lẽ do bị chính quyền Trung Cộng tẩy não, nên họ nghĩ Biển Đông là thuộc China. Trước đây, tôi và vài đồng nghiệp đã trả lời phỏng vấn của Nature để phản đối sự lạm dụng khoa học. Bài phỏng vấn cũng gây vài tác động tích cực, nhưng vì có quá nhiều tập san khoa học, mà chúng tôi không thể nào theo dõi hết được. Vì thế, thỉnh thoảng bản đồ đó vẫn xuất hiện trong các tập san khoa học.

Dù lí do gì đi nữa, thì việc công bố bản đồ phi pháp đó là một hình thức xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta, những người Việt quan tâm đến vấn đề này, cần phải cảnh giác và sẵn sàng đáp trả khi chúng công bố bản đồ đường lưỡi bò. Nếu các bạn phát hiện bản đồ phi pháp này ở bất cứ tập san khoa học nào, xin báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một lá thư mẩu dùng để phản đối.

N.V.T

Ps. Trong khi chúng ta đang chống chọi với bọn bành trướng China về bản đồ đường lưỡi bò thì có doanh nghiệp Nhà nước có vẻ thờ ơ. Trong chuyến bay vừa qua, tôi chú ý thấy bản đồ bay của Vietnam Airlines không có ghi Hoàng Sa và Trường Sa, mà thay vào đó là Paracel và Spratly. Tôi hiểu là bản đồ tiếng Anh, nên phải ghi tên bằng tiếng Anh, nhưng tôi nghĩ không có lí do gì chúng ta không mở ngoặc để ghi tên tiếng Việt (Hoàng Sa và Trường Sa) để cho hành khách biết đây là lãnh hải của Việt Nam.

Theo Blog Nguyễn Văn Tuấn

Tuesday, January 22, 2013

Thanh tra không phát hiện tham nhũng thì ai phát hiện đây? Thủ tướng?


Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ‘Bộ nào cũng có thanh tra, Sở nào quan trọng cũng có thanh tra nhưng vụ việc ai phát hiện?’

Dư luận đang sốt với đến thông tin chạy công chức Hà Nội mất 100 triệu đồng. Tuy nhiên kết quả công bố mới nhất của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (ngày 21.1.2012) sau khi cử 3 đoàn Thanh tra, kiểm tra các quận huyện đã khẳng định: Hà Nội chưa phát hiện có hồ sơ, tài liệu chứng cứ thể hiện việc cán bộ, công chức tham gia công tác tuyển dụng vi phạm quy định hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố ý làm trái hay vụ lợi bất chính.

Nhiều người đặt dấu hỏi không có hay có mà “chưa phát hiện” việc “chạy” công chức ở Hà Nội?


PTT Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Hà Nội làm rõ thông tin chạy công chức mất 100 triệu đồng

Liên quan đến vấn đề này, tác giả muốn nhấn mạnh đến trách nhiệm của cơ quan Thanh tra trong việc kiểm tra, giám sát và phát hiện ra những hành vi tham nhũng.

Tại Điều 5, Luật Thanh Tra 2010 ghi nhận: “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.”. Chức năng, nhiệm vụ này cũng được khẳng định tại Điều 7, Luật phòng chống tham nhũng.

Như vậy, nếu để xảy ra tham nhũng, có tham nhũng nhưng cơ quan Thanh tra không phát hiện được thì “phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra …vụ việc tham nhũng” (Điều 7, Luật phòng chống tham nhũng). Tuy nhiên trên thực tế hành vi tham nhũng đã trở nên báo động, rất nhiều đợt thanh tra, kiểm tra không phát hiện được sai phạm.

Đặc biệt theo báo cáo chưa đầy đủ của các bộ ngành, UBND các tỉnh, Thành phố, trong năm 2012, các ngành đã triển khai 1.589 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý các cấp nhưng chỉ xử lý hành chính 18 người, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ. Một con số khá là khiêm tốn và đáng phải suy ngẫm.

Để xảy ra tham nhũng, Thanh tra không phát hiệt kịp thời hoặc có thanh tra nhưng không tìm được “dấu vết” sai phạm thế nhưng chưa có nhiều người phải chịu trách nhiệm, người đứng đầu của nhiều cơ quan Thanh tra vẫn chưa bị bất cứ một chế tài nào. Phải chăng chính điều này đã dẫn đến việc hời hợt, thiếu quyết tâm, thiếu quyết liệt trong các đợt thanh kiểm tra? Phải chăng sự hời hợt đó bắt nguồn từ việc xử lý chưa nghiêm trách nhiệm chính cán bộ Thanh tra?

Theo tôi, cần phải đặt vấn đề trách nhiệm của ngành Thanh tra, cụ thể là trách nhiệm của những người đứng đầu trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đặt ra tính hiệu quả trong việc Thanh tra.

Nếu không như vậy, nói như phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2012: “Bộ nào cũng có thanh tra, Sở nào quan trọng cũng có thanh tra nhưng vụ việc ai phát hiện? Báo chí phát hiện, Thanh tra Chính phủ phát hiện, Đoàn thanh tra phát hiện... vậy 17.300 người để làm gì?”.

Lưu ý, Thanh tra ở các bộ, ngành địa phương có 17.000 người.

Hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng không phải là bổn phận, trách nhiệm của riêng ngành Thanh tra, tuy nhiên nếu mỗi ngành, mỗi đơn vị đều cố gắng, đều thể hiện tích trách nhiệm khi thực hiện chức năng của mình thì chắc chắn cuộc chiến chống tham nhũng sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Tiếng nói Luật sư:

Monday, January 14, 2013

Bác Thanh ngon hơn Bác Hù "hốt liền, không nói nhiều"


- Câu nói của ông Nguyễn Bá Thanh "hốt liền, không nói nhiều" dường như đã trở thành tâm điểm của dư luận mấy ngày nay. Đây có thể coi là phát ngôn ấn tượng đầu tiên của tân Trưởng Ban Nội chính TƯ từ khi ông nhậm chức.

Dường như ông Bá Thanh muốn gửi thông điệp tới một lĩnh vực quan trọng, xương sống của nền kinh tế hiện nay cần được làm lành mạnh, đó là lĩnh vực ngân hàng. Tiếp theo là thông điệp về hành động - điều mà nhân dân chờ đợi hơn cả.

Việc lập lại Ban Nội chính và thực hiện thêm chức năng là văn phòng của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã thể hiện quyết tâm của Đảng đối với lĩnh vực nước sôi lửa bỏng này.

Tìm ra mắt xích

Đây thực sự là trận tuyến, có khi còn hơn cả trận tuyến bởi giặc tham nhũng rất khó xác định. Nó vừa ở cạnh ta, là bà con của ta, đồng nghiệp của ta, có khi còn ở trong ta. Khó nên Đảng và Nhà nước đã quyết tâm cao, giải pháp nhiều, lực lượng cũng không thiếu nhưng vẫn “chưa đạt được kết quả như mong muốn”.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Minh Thăng

Theo kết quả khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2011 do UNDP công bố tháng 5/2012, tình trạng tham nhũng ở Việt Nam phổ biến, trở thành vấn nạn mang tính hệ thống.

Vì vậy phải tìm ra những mắt xích quan trọng. Mỗi năm tuy đưa ra ánh sáng hàng trăm vụ nhưng nó như cỏ dại, nhổ chỗ này lại mọc chỗ khác. Có nhiều nguyên nhân nảy sinh tham nhũng trong đó có cơ chế, song ngay cách “đánh” xét về hệ thống ta chưa điểm đúng huyệt, chưa tìm ra “sâu chúa” trong một mạng lưới và trong liên hiệp các mạng lưới mà khi đánh vào đó sẽ làm rung chuyển cả hệ thống khiến chúng không tự ứng cứu cho nhau. Phải tìm được những Buôn Ma Thuột, vị trí chiến lược xung yếu như trong giải phóng miền Nam trước đây để đánh.

Trong nền kinh tế của ta không một lĩnh vực nào lại tồn tại riêng lẻ. Sự tồn tại của lĩnh vực này đều phụ thuộc vào lĩnh vực khác, cùng tồn tại. Ngay cả tham nhũng cũng vậy, không có bên nào được hưởng lợi tất cả mà như một ma trận. Trong các mối quan hệ thì quan hệ giữa doanh nghiệp và chính trị là quan trọng. Nhưng nó sẽ không còn lành mạnh nếu bị những “con sâu” chi phối.

Trước Hội nghị Trung ương 6, dư luận đã phấn khởi vì một số ‘sâu’ của ngân hàng bị bắt. Đây là một mắt xích hay những “tử huyệt” mà từ đó có thể tìm ra nguyên nhân làm suy yếu nền kinh tế.

Đánh giá về vấn đề này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Đã tập trung chỉ đạo xử lý một số vấn đề phức tạp, nổi cộm trong thực hiện chủ trương cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tài chính... Chỉ đạo việc điều tra, xử lý một số vụ án kinh tế nghiêm trọng, điển hình là việc khởi tố Nguyễn Đức Kiên và một số nguyên lãnh đạo ngân hàng… về các hoạt động phi pháp nhằm mục đích đầu cơ, thao túng thị trường tiền tệ…”.

Cho đến nay vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra. Tuy nhiên hệ lụy và nợ xấu mà nó để lại cho nền kinh tế là vô cùng nặng nề. Chính phủ đang chỉ đạo xử lý rốt ráo nhưng kết quả còn hạn chế, vẫn còn kéo dài khó thu hồi vốn, là gánh nặng cho nền kinh tế.

Tử huyệt phanh phui tham nhũng

Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết trong năm 2012 “tội phạm về kinh tế, tham nhũng phức tạp nổi lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, tác động xấu đến an ninh tài chính, tiền tệ”.

Dư luận quan tâm và hy vọng tân Trưởng ban Nội chính TƯ tham mưu rốt ráo xử lý nghiêm, dứt điểm như người đứng đầu Đảng yêu cầu.

Một trong những thủ đoạn tham nhũng, gót chân A-sin mà như ông Thanh đã chỉ ra, “cán bộ ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng khống giá đất để được vay vốn lớn hơn so với giá trị thế chấp nên để xảy ra nợ xấu ngân hàng. "Hiện cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ ít à. Mấy ông đó là phải bắt ngay, không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết".

Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, và cũng được xem là tử huyệt để từ đó phanh phui tham nhũng, làm lành mạnh thị trường tiền tệ, tạo đà cho kinh tế phát triển.

Chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị hệ trọng hiện nay. Công cuộc này được cả xã hội quan tâm và ủng hộ. Đã đến lúc “không cần nói” - như ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định - mà phải hành động. Bước đầu cần tạo tiền đề, tạo đà để từ đó thành hiệu ứng, thành cấp số cộng, số nhân. Một “Buôn Ma Thuột” để tạo niềm tin cho xã hội, làm lộ diện và từ đó xử lý những con sâu, tiến tới hốt cả bầy sâu làm nghèo đất nước.

Nguyễn Đăng Tấn

Friday, January 11, 2013

Hãy nghe đây những thằng hèn Sẽ không có thỏa hiệp trong tranh chấp lãnh thổ với TQ

- Bắc Kinh đã sai lầm khi gây tổn hại cho các công ty và những người Nhật Bản đang có đóng góp ở Trung Quốc để đạt được mục đích chính trị. 

Trong bài phát biểu tại một hội nghị tin tức được tổ chức vào ngày 11/1, Thủ tướng Abe nói rằng sẽ không có sự thay đổi về lập trường của Nhật Bản trong việc sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải. Ông cũng nhấn mạnh, sẽ không nhượng bộ trong các đàm phán về vấn đề này.


Thủ tướng Shinzo Abe là người có quan điểm cứng rắn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với các nước láng giềng.

Thủ tướng Nhật Bản Abe cho rằng Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nhưng Bắc Kinh đã sai lầm khi gây tổn hại cho các công ty và những người Nhật Bản đang có đóng góp ở Trung Quốc để đạt được mục đích chính trị. 

Ông nói rằng động thái này sẽ gây cản trở cho mối quan hệ song phương và nền kinh tế xã hội của Trung Quốc. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng nhấn mạnh rằng Nhật Bản muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, trở về theo hướng xây dựng mối quan hệ chiến lược và cùng có lợi.

Thủ tướng Nhật Bản còn đề cập đến chuyến công du Đông Nam Á vào tuần tới của mình, mà trong đó ông dự định sẽ củng cố mối quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong các lĩnh vực năng lượng, kinh tế và an ninh. 

Ông Abe cho biết, sự tăng cường quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với các quốc gia Đông Nam Á thông qua phát triển và tăng trưởng kinh tế sẽ giúp ổn định khu vực.

theo gd

Wednesday, January 9, 2013

Tàu Khựa chơi trò phá giá đồng Yuan vậy Mỹ có thể chơi trò này không ? Fair Play


Dự trữ ngoại tệ hiện nay của Trung Quốc đạt mức kỉ lục hơn 3.300 tỉ USD, nhưng có chuyên gia lo ngại với việc Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng định lượng (QE), 10 năm tới, con số này chỉ còn chưa đến 300 tỉ USD.

Tờ Tin tức Thế giới mới đây dẫn lời của Phó Ban Thông tin thuộc Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế Trung Quốc Từ Hồng Tài cho rằng việc Mỹ in tiền vô tội vạ là nhằm “quỵt nợ”.

Gần đây, Mỹ tạm thời giải quyết được vấn đề “vách đá tài chính” nhưng vẫn không thực hiện giảm nợ thông qua cắt giảm chi tiêu tài chính và tăng thuế đối với người giàu mà là bằng phương pháp tiền tệ hóa nợ nần, chuyển gánh nặng nợ nần lên vai người khác.

Mỹ tăng cường in tiền cứu kinh tế. Ảnh Internet

Hiện nay, trong số hơn 3.300 tỉ USD dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, khoảng 70% là trái phiếu Mỹ và tài sản thanh toán bằng đồng USD, còn lại đa phần là tài sản thanh toán bằng đồng euro.

Chính sách QE của Mỹ và châu Âu khiến cho đồng USD và đồng euro giảm giá, gây tổn thất lớn đối với kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.

Theo nhà kinh tế Trung Quốc Hướng Tùng Tộ, nhìn trên bảng nợ sẽ không nhìn thấy tổn thất về dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, giá trị nợ đang giảm mạnh, có thể 10 năm sau 3.000 tỉ USD mà Trung Quốc có trong tay hiện nay không có giá trị bằng 300 tỉ USD.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc Hạ Vũ cũng cho biết Trung Quốc quả thật cảm thấy lo ngại về trái phiếu Mỹ đang nắm giữ. Bởi đồng USD bị phá giá sẽ đe dọa tới giá trị của kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc.

Việc Mỹ in tiền vô tội vạ còn tiềm ẩn rủi ro lạm phát, khiến giá hàng hóa cơ bản định giá bằng đồng USD trên thị trường quốc tế leo thang, gây ra lạm phát nhập khẩu đối với các nước khác.

Ngoài ra, dòng tiền nóng chảy mạnh vào các nền kinh tế mới nổi sẽ tấn công hệ thống tài chính ở đây, dẫn tới biến động về tỉ giá hối đoái và đem đến nhiều rủi ro cho công tác quản lý, giám sát tài chính.

Phương Linh

(Tin tức)

Tuesday, January 8, 2013

Tàu Khựa: miệng nói đánh Nhật nhưng cuối cùng sẽ đánh ai?


Hôm 5/1 tờ Tân Hoa Xã cho biết Không quân Trung Quốc vừa tổ chức cuộc tập trận đối kháng sẵn sàng chiến đấu với sự tham gia của 50 máy bay gồm đủ chủng loại như: J-10, Su-30, máy bay cảnh báo sớm, máy bay ném bom.



Tờ Tân Hoa Xã số ra ngày 05/1 vừa cho đăng một đoạn video nói về một cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu của Không quân Trung Quốc với sự tham gia của khoảng 50 máy bay các loại



Máy bay Su-30 của Trung Quốc nườm nượp nối đuôi nhau trên đường băng chuẩn bị tham gia cuộc tập trận bất thường này



Đây là cuộc tập trận thứ 2 của Không quân Trung Quốc trong vòng nửa tháng nay huy động số lượng máy bay đông đến vậy trên dưới 50 chiếc với nhiều chủng loại khác nhau



Cuộc tập trận này của Trung Quốc nối cùng mạch với cuộc tập trận nhằm nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu tại ba vùng Thẩm Dương, Tế Nam và cái gọi là “Tam Sa” trong vài ngày gần đây



Hình ảnh máy bay ném bom khủng nhất của PLA H-6K



Máy bay cảnh báo sớm Y-8W của Trung Quốc cũng được điều động tham gia cuộc tập trận này



Trả lời nhật báo Hồng Kông, ông Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong), giám đốc Viện nghiên cứu về sức mạnh hải quân và chính sách quốc phòng tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật học ở Thượng Hải, cho rằng các cuộc tập trận nhằm cải thiện năng lực của quân đội Trung Quốc trong việc đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ, đặc biệt là từ quân đội Nhật Bản.



Biên đội máy bay Su của Không quân Trung Quốc



Hình ảnh máy bay Su-30 của Trung Quốc trong cuộc tập trận Không quân lớn nhất trong vòng nửa tháng gần đây



4 chiếc J-10 của Không quân Trung Quốc bay theo đội hình sẵn sàng chiến đấu



J-10 được mệnh danh là 1 trong 10 loại vũ khí tốt nhất của quân đội Trung Quốc


theo PNTD

Sponsored Links

Mỹ cho không mấy chiếc hạm nà. ai muốn?

  
- Theo thông lệ, Mỹ vẫn chuyển giao các tàu hải quân cũ cho các nước đồng minh. Tuy nhiên, Dự luật về chuyển giao tàu hải quân (Naval Vessel Transfer Act) của Mỹ đang gặp khó khiến nước này có thể thiệt hại nặng về kinh tế.

Mỹ chuyển giao chiến hạm và tàu quân sự cho các quốc gia khác theo theo hai cách: Cho không và bán lại.

Trong giai đoạn 2013-2015, Mỹ dự kiến sẽ loại khỏi biên chế 10 chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry.

Trong số đó, Mexico sẽ được “cho không” 2 chiếc FFG-38 và FFG-41 Macclasky, Thổ Nhĩ Kỳ được cho 2 chiếc FFG-40 và FFG-43. Thái Lan sẽ được nhận 2 chiếc FFG-46 và FFG-48.

Ngoài ra, Đài Loan sẽ mua 4 chiếc loại này gồm FFG-50, FFG-51, FFG-52 và FFG-55. Tuy nhiên, các nước được Mỹ “cho không” tàu chiến sẽ phải trả chi phí để sửa chữa và tân trang. Công việc này sẽ được thực hiện trên lãnh thổ Mỹ.


Chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ

Chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry được Mỹ sản xuất từ năm 1975-2004 với tổng số lượng 71 chiếc. Tàu dài 124 m và có lượng choán nước 4.100 tấn. Tốc độ tối đa đạt 54 km/h và tàu có tầm hoạt động 8.300 km cùng thủy thủ đoàn 176 người.

Các chiến hạm loại này được trang bị đồng thời cả 3 loại tên lửa phòng không, diệt hạm và săn ngầm. Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo hạm 76 mm, súng máy 40 mm và sân đỗ đủ chỗ cho 2 trực thăng đa năng.

Trong trường hợp các tàu trên không được phép chuyển giao cho nước ngoài vì bị Quốc hội ngăn cản, Mỹ buộc phải cho chúng vào “kho lạnh” hoặc tháo dỡ. Trong cả hai trường hợp, Mỹ đều phải chi khoảng 1,1 triệu USD, cộng thêm 30.000 USD tiền bảo trì hàng năm.

Không những phải bỏ tiền “nuôi” hoặc “xẻ thịt” chiến hạm cũ, Mỹ còn để mất từ 40-80 triệu USD/tàu. Đây chính là khoản chi phí mà quốc gia nhận bàn giao tàu phải trả cho phía Mỹ để sửa chữa và tân trang.

Ngoài ra, Mỹ cũng đánh mất những khoản thu đầy tiềm năng lên tới hàng triệu USD liên quan tới việc huấn luyện thủy thủ đoàn cũng như tiền bảo trì trang thiết bị.


Mỹ thường xuyên "cho không" các nước đồng minh tàu hải quân cũ song thu về tiền sửa chữa, tân trang và bảo trì

Dự luật về việc chuyển giao các tàu cũ cho nước ngoài đã được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 31/12 năm ngoái. Theo nguồn tin quân sự Mỹ, số phận của văn kiện này hiện vẫn chưa rõ ràng trước khi được đưa ra xem xét tại Quốc hội khóa mới – khóa 113 bắt đầu làm việc từ ngày 4/1 vừa qua.

Những tranh cãi về việc chuyển giao tàu chiến cũ cho nước ngoài chủ yếu xuất phát từ phía các nhóm vận động hành lang. Nhóm vận động thân Israel thì phản đối việc chuyển giao tàu chiến cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, nhóm vận động hành lang thân Hy Lạp cũng phản đối vì Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp hiện tồn tại những bất đồng xung quanh vấn đề đảo Cyprus.

Ngoài ra, Mỹ hiện cũng đang muốn tận dụng các tàu cũ trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Dù Hải quân nước này đã đề nghị “thanh lý” 7 tàu tuần dương và 2 tàu đổ bộ song vẫn chưa được chấp thuận.


Tuần dương hạm trang bị tên lửa Port Royal

Ngày 2/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành luật tiếp tục rót tiền để duy trì hoạt động của 3 tàu tuần dương Cowpens, Anzio và Vicksburg. Đây là những tàu sẽ hết niên hạn phục vụ trong năm 2013. Chúng được giữ lại để tận dụng vì mới được trang bị các hệ thống chiến đấu.

Trong khi đó, chiếc tàu tuần dương thứ tư là Port Royal vẫn đang được cân nhắc có nên loại khỏi biên chế hay không. Port Royal bị dính hư hỏng nặng hồi năm 2009 do bị mặc cạn tại Hawaii, ngay tại kênh dẫn vào Trân châu cảng.

Sở dĩ Mỹ còn “tiếc rẻ” chiếc tàu này vì Port Royal là chiếc mới nhất trong số 22 tàu tuần dương trang bị tên lửa của Mỹ. Mặt khác, sau vụ tai nạn năm 2009, Mỹ đã phải bỏ ra tới 24 triệu USD để sửa chữa.

Minh J
theo đv

Việt kiều thắng casino phải nộp thuế 5,5 triệu USD

Đây là khoản thuế thu nhập ông Ly Sam phải trả nếu được thanh toán tiền thắng casino theo quyết định của tòa, đánh dấu mức nộp thuế kỷ lục từ trước tới nay.
Ngày 7/1, TAND quận 1 (TP HCM) đã ra phán quyết về vụ tranh chấp tiền trả thưởng trị giá 55,5 triệu USD giữa người chơi là ông Ly Sam (Việt kiều Mỹ) và chủ casino đặt tại Khách sạn Sheraton. Theo đó, Công ty Đại Dương, chủ casino này sẽ phải trả toàn bộ số tiền 55,5 triệu USD thắng cuộc cho khách hàng.
Cuộc chiến pháp lý xung quanh số tiền thắng bạc 55,5 triệu USD giữa ông Ly Sam và phía casino được dự báo còn tiếp diễn. Ảnh: H.D
Trao đổi với VnExpress.net về việc trả thưởng này, đại diện Cục Thuế TP HCM cũng như Chủ tịch Hội tư vấn thuế VN - Nguyễn Thị Cúc đều cho biết, ngoài thuế thu nhập cá nhân, ông Ly Sam không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng (VAT), do đây là các khoản thuế mà phía casino phải chịu. Theo quy định hiện hành, người chơi tại casino và các điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng chỉ phải nộp duy nhất thuế thu nhập cá nhân (10%) cho các khoản thắng cuộc trị giá trên 10 triệu đồng. 
Như vậy trong trường hợp được trả thưởng 55,5 triệu USD (tương đương khoảng 1.156 tỷ đồng), ông Ly Sam sẽ được miễn thuế cho 10 triệu đồng đầu tiên, số còn lại phải tính thuế thu nhập cá nhân 10%, tương đương số tiền khoảng 5,55 triệu USD. “Nếu quyết định của tòa được chấp hành nghiêm túc, đây có lẽ là số tiền thuế lớn nhất thu được từ hoạt động casino tại Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Cúc nhận định.
Trong trường hợp người chơi có nhu cầu chuyển số tiền thắng cuộc ra nước ngoài, việc này hoàn toàn có thể thực hiện được. Theo Nghị định quy định chi tiết về thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, nêu được xác định là thu nhập chính đáng và hoàn thành nghĩa vụ thuế, ông Ly Sam có thể chuyển số tiền này qua ngân hàng. Bản thân phía ngân hàng sẽ phải có nghĩa vụ xác minh nguồn gốc số tiền này. “Từ trước tới giờ, chưa từng có một giao dịch vãng lai của cá nhân nào lớn đến vậy”, một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại hối cho biết.

Tài liệu Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam, vậy ts DCSVN lại bảo vệ đảo yếu siều...

Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội thành phố Đà Nẵng và Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa hôm nay tổ chức công bố chứng cứ pháp lý minh bạch về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa; các tư liệu này do chính Trung Quốc xuất bản. Ông Trần Thắng (một Việt kiều Mỹ), đã dày công sưu tập hàng trăm bản đồ, tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong số này gồm sách atlas Trung Hoa Bưu Chính Dư Ðồ 1919 do Bộ Giao thông Trung Hoa Dân Quốc phát hành tại Nam Kinh. Đây là sách atlas đầu tiên do nhà nước Trung Hoa phát hành với số lượng nhỏ. Sách thể hiện điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Với 150 bản đồ, gồm 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản, gồm 80 bản đồ do phương Tây in từ năm 1626 đến năm 1980 xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam; 10 bản đồ hàng hải thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. 3 tập Atlas xuất bản năm 1908, 1919 và 1933.

Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế-Xã hội thành phố Đà Nẵng cho biết, theo suốt dòng lịch sử, từ tấm bản đồ xuất hiện từ đời nhà Thanh, cho đến Trung Hoa Dân quốc và gần đây nhất, bản đồ đánh giá (trữ lượng) nhiên liệu và năng lượng do chính cơ quan có chức năng của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố, xuất bản (1980) cũng không hề thể hiện rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ và chủ quyền Trung Quốc. Trên tấm bản đồ này, biên giới chủ quyền trên biển của Trung Quốc đã được xác định rất rõ: chỉ đến đảo Hải Nam.

Theo ông Trần Thắng, tổng chi phí cho việc mua 3 sách atlas và 150 bản đồ khoảng 13.000 USD, trong đó Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đóng góp 3.000 USD, những Việt kiều tại Mỹ đóng góp 5.000 USD, số còn lại là do ông tự nguyện đóng góp.

Theo TTXVN

Nigeria mua lầm máy bay cảm tử của TQ

Chưa đầy 2 năm, 3 chiếc J-7MG của Nigeria đều phát nổ hoặc đâm đầu xuống đất, mà nguyên nhân theo tờ Kanwa là do những sai sót chết người trong thiết kế

Thời báo Hoàn Cầu ngày 7/1 dẫn nguồn tin tạp chí quân sự Kanwa xuất bản tại Canada số mới nhất cho hay, Trung Quốc "xuất bán" cho Nigeria chiến đấu cơ J-7MG chứ không phải dòng J-7NInhư một số nguồn tin từ Mỹ nêu trước đó.

Tạp chí này cho biết J-7MG không phải dòng chiến đấu cơ J-7 mà Trung Quốc và Anh hợp tác cải tạo từ thập niên 80 của thế kỷ trước vì những chiến đấu cơ thời kỳ này đều được trang bị hệ thống thiết bị điện tử của Markoni, bao gồm cả hệ thống camera mặt nạ HUD.

Những chiếc J-7MG xuất sang Nigeria lần này được trang bị hệ thống ra đa do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo với bán kính quét khoảng 30 km, trước đó Nigeria từng dự định lắp đặt ra đa Grifo của Ý cho những chiếc J-7MG mua từ Trung Quốc.

Năm 2010 Nigeria từng tuyên bố sẽ chi 220 triệu USD để sắm 12 chiếc J-7NI, 3 chiếc máy bay huấn luyện J-7NI 2 chỗ ngồi. 

Ngoài ra không quân Nigeria còn sắm thêm 20 quả tên lửa không đối không PL-9C, 10 quả tên lửa huấn luyện PL-9 và một số bom loại 500 kg của Trung Quốc với giá 251 triệu USD.

Theo cách tính trên tờ tạp chí này, đơn giá 1 chiếc J-7MG là 14,6 triệu USD trong khi 1 chiếc JF-17 của Pakistan được chào hàng với giá 20 triệu USD thì vụ Nigeria mua J-17MG của Trung Quốc là "bị hớ".

Dự án sắm chiến đấu cơ J-7MG "made in China" được bắt đầu từ năm 2009. Tuy nhiên khi nhận máy bay chưa đầy 2 năm, 3 chiếc J-7MG của Nigeria đều phát nổ hoặc đâm đầu xuống đất, mà nguyên nhân theo tờ Kanwa là do những sai sót chết người trong thiết kế của dòng máy bay này.

(theo TTVN