Thursday, August 29, 2013

Ai ca hay nhất "Đêm Nay Ai Đua Em Về"


Ai là Ca sỉ hay Hát sỉ hay nhất cho bạn?

1-Mr Đàm



2-Lương Tùng Quang - Ngọc Liên






3- Quang Lê



4-Mr Đàm



5_Ngọc Phương


6-Ngọc Nương



7-Elvis Phuong




Hay quá:Bán vòng tay dây thun kiếm triệu đô

Cheong-Choon Ng - cựu kỹ sư của Nissan Motor tại Mỹ đã nghĩ ra ý tưởng bán bộ chun sặc sỡ để đan vòng với giá 17 USD. Loại đồ chơi này được trẻ em Mỹ ưa thích với hàng triệu sản phẩm được tiêu thụ trong hơn hai năm qua.

Rainbow Loom có thể tạo ra những chiếc vòng tay sặc sỡ như thế này. Ảnh: ETSY

Trẻ em trên khắp nước Mỹ đang phát sốt với trò chơi đan vòng từ những chiếc dây chun sặc sỡ, CNN cho biết. Mỗi bộ chun nhãn hiệu Rainbow Loom được bán với giá 17 USD, gồm 600 chiếc chun đủ màu và dụng cụ hỗ trợ đan lát. Những video dạy đan theo mẫu cũng lan truyền nhanh chóng trên Internet.

Michaels Stores, một chuỗi bán lẻ đồ thủ công lớn tại Mỹ đã nhập mặt hàng này từ đầu tháng 8. Và Rainbow Loom đang bán chạy gấp 10 lần sản phẩm ăn khách nhất trước đây của họ, Philo Pappas - Phó giám đốc Quản lý sản phẩm của hãng cho biết.

Bộ vòng chun sặc sỡ này là ý tưởng của Cheong-Choon Ng - cựu kỹ sư của Nissan Motor tại Detroit (Mỹ). Hàng triệu bộ Rainbow Loom đã được bán ra trên cả nước kể từ khi ra mắt.

Ba năm trước, Cheong-Choon Ng vô tình thấy hai con gái - Teresa (12 tuổi) và Michelle (9 tuổi) làm vòng tay từ những chiếc vòng chun cao su. Việc này đã khiến Ng nhớ lại hồi nhỏ ở Malaysia, khi ông thường làm dây nhảy từ vòng chun. Muốn gây ấn tượng với hai con, Ng đã lấy vài chiếc chun nhỏ và cố đan một chiếc vòng, nhưng loại chun này quá bé so với ngón tay của ông.

Vì thế, Ng vào gara và làm ra một loại khung đan đơn giản bằng gỗ với vài hàng đinh ghim. Sau đó, ông bắt đầu đan vòng. Ban đầu, Teresa và Michelle tỏ ra không mấy ấn tượng. Nhưng khi nhìn thấy tốc độ thao tác của bố, hai cô con gái đã thay đổi suy nghĩ.

Teresa đã nhìn ra được tiềm năng kinh doanh khi thấy bạn bè xung quanh mê mẩn các món đồ chơi bố mình làm ra. Vì thế, Ng quyết định rút 10.000 USD tiết kiệm cho hai con gái học đại học để làm vốn ban đầu.

Ng đã mất 6 tháng, qua 28 mẫu thiết kế để chọn ra một bộ sản phẩm ưng ý. Sau đó, ông tìm được một nhà cung cấp tại Trung Quốc và nhận được chuyến hàng đầu tiên vào tháng 6/2011. Đó là một thùng chun khổng lồ nặng tới hơn 900 kg.

Ban đầu, Rainbow Loom được tiêu thụ rất chậm. Ng đã phải đến các triển lãm thương mại và trại hè trẻ em để quảng cáo. Thậm chí, khi tới các cửa hàng, ông còn bị đuổi khéo.

Bước ngoặt xảy ra vào tháng 7/2012 khi một cửa hàng trong chuỗi The Learning Express Toys chấp nhận bán sản phẩm của ông. Cửa hàng này còn mở hẳn các lớp dạy đan vòng cho khách hàng. “Có một lần, họ gọi điện cho chúng tôi và nói đã bán hết 24 sản phẩm trong một tuần, sau đó là 96 trong một tuần”. Cả Teresa và Michelle đều mang Rainbow Loom đến trường để quảng cáo cho các bạn học.

Trước lễ Giáng sinh năm đó, nhu cầu đột nhiên tăng vọt. “Rất nhiều đơn hàng được gửi đến và chúng tôi phải tìm sự giúp đỡ ở khắp mọi nơi”, Ng cho biết. Việc đóng gói một bộ sản phẩm hoàn chỉnh vẫn được cả gia đình Ng làm tại nhà.

Có thêm hàng triệu USD tài sản không hề khiến Ng tiêu xài hoang phí. Ông vẫn lái chiếc xe cũ 12 năm tuổi, còn người vợ vẫn thường tích trữ các phiếu giảm giá. Toàn bộ lợi nhuận được họ tái đầu tư vào Rainbow Loom và suy nghĩ về mẫu sản phẩm mới. “Có thể chúng tôi sẽ làm bản đồ. Teresa đã chỉ cho tôi cách làm bản đồ Haiti rất thú vị”, Ng hào hứng.


Nguồn: Thùy Linh/Vnexpress

Saturday, August 24, 2013

Việt Nam có Bạc Hy La không? và bao nhiêu ?

Trong ngày xử án thứ 3, Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh, thừa nhận tội biển thủ công quỹ...
Ông Bạc Hy Lai trong ngày xét xử thứ 3.
Ông Bạc Hy Lai đã thừa nhận trách nhiệm vụ biển thủ 5 triệu nhân dân tệ (817.000 USD) tiền công quỹ thời là Chủ tịch thành phố Đại Liên. Tuy nhiên, ông Bạc khai rõ trước tòa rằng, số tiền đó chảy vào tài khoản ngân hàng của vợ mình, bà Cốc Khai Lai. 
Ông Bạc Hy Lai một thời từng là ngôi sao sáng trên sân khấu chính trị Trung Quốc hiện đang đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, hối lộ và lạm quyền trong bê bối chính trị lớn nhất nhiều thập kỷ qua ở Trung Quốc, sau vụ bê bối “Bè lũ 4 tên” năm 1976.
Hôm nay – trong ngày xét xử thứ 3, ông Bạc Hy Lai đã thừa nhận ông biết và có liên quan đến vụ thất thoát ngân sách công quỹ của một dự án xây dựng của chính phủ. Họ Bạc khai, Wang Zhenggang, cựu giám đốc văn phòng quy hoạch đô thị và nông thôn của thành phố Đại Liên, nơi ông từng giữ chức Chủ tịch, đã trao đổi với ông về số tiền y hối lộ cho vợ và con trai ông – bà Cốc Khai Lai và cậu ấm đang du học nước ngoài Bạc Qua Qua.
“Tôi đã cự tuyệt gặp ông ta. Sau đó, Wang Zhenggang tìm đến gặp tôi một lần nữa. Ông ta nói với tôi tại sao số tiền đó lại khó xử lý. Ông ta nói nếu tôi bận, ông ta có thể nói chuyện với vợ tôi, Cốc Khai Lai”, ông Bạc nói.
Đồng thời, ông Bạc khai, ông chấp nhận để Wang trao đổi chuyện tiền bạc với vợ mình vì “thiếu tỉnh táo”. Theo họ Bạc, khoản tiền vì thế mà chảy vào tài khoản ngân hàng của vợ ông, bà Cốc Khai Lai.
Ông Bạc cúi đầu nhận tội ăn hối lộ.
Bà Cốc Khai Lai, người đã bị kết án tử hình vì giết doanh nhân người Anh Neil Heywood nhưng đang được hoãn thi hành án hôm qua đã xuất hiện trong một video tố chồng, ông Bạc Hy Lai trên thực tế biết rõ về số tiền hối lộ của các doanh nhân. Tuy nhiên, ông Bạc vẫn mạnh miệng chối bay tội tham ô, ăn hối lộ bằng cách tuyên bố, vợ mình, Cốc Khai Lai bị “mất trí, nói dối” hay “các công tố viên đã gây áp lực buộc bà phải đưa ra những lời khai man chống lại ông.
“Sau các cuộc trao đổi, bàn bạc của Cốc Khai Lai và ông Wang diễn ra, tôi đã không xem xét và tra hỏi. Tôi đã mặc kệ chuyện này. Chuyện này đã diễn ra cách đây cả chục năm. Tôi không còn nhớ rõ chi tiết về nó nữa. Số tiền đó (tiền hối lộ) đã chui vào trong tài khoản của vợ tôi, dẫn đến việc sử dụng tiền công quỹ cho mục đích cá nhân”, ông Bạc thừa nhận.
Ngoài ra, ông Bạc cũng khẳng định, “tôi sẵn sàng chấp nhận kết luận điều tra của các công tố viên và đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc này. Tôi vô cùng hổ thẹn và hối hận về sự cố này”.
Tuy nhiên, cựu Bí thư Trùng Khánh vẫn cố vớt vát, biện minh cho mình: “Từ đầu tới cuối bản cung khai này, tôi vẫn giữ quan điểm, tôi không có ý định tham ô số tiền này”.
Bà Cốc Khai Lai xuất hiện trong video tố chồng hôm qua. 
Chưa hết, ông Bạc còn có ý đổ tội cho vợ khi tranh cãi về lời khai của bà Cốc rằng, số tiền tham ô là cần thiết để chu cấp cho cậu con trai Bạc Qua Qua đang du học ở Anh nhưng khẳng định, “thời điểm đó, Cốc Khai Lai có rất nhiều tiền”. Đồng thời, cựu Bí thư Trùng Khánh cũng nhắc đi nhắc lại rằng, vợ mình có thể đang cố gắng tìm cách để được giảm án.
Ngoài ra, ông Bạc cũng cho biết, bà Cốc Khai Lai trên thực tế đã rời bỏ ông và đưa cậu con trai của họ tới Anh du học sau khi phát hiện chồng lừa dối mình, ngoại tình năm 2000.
Trong buổi xử án chiều nay, cựu Giám đốc công an Vương Lập Quân cũng đã ra trước tòa, làm chứng về việc ông Bạc Hy Lại lạm quyền. Ông Vương bị kết tội tháng 9 năm ngoái và phải chịu mức án 15 năm tù giam về tội bẻ cong pháp luật, đào tẩu, lạm quyền và nhận hối lộ.
Bạch Dương (tổng hợp)

Tuesday, August 20, 2013

Môt ví dụ nợ xấu nhỏ mà chúng ăn chia nhau

Sáng 20/8, ông Nguyễn Văn Khoẻ - nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn, TP HCM tiếp tục hầu tòa về hành vi tham nhũng, tiếp tay cho vợ chồng nữ đại gia chiếm đoạt 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng của Agribank Chợ Lớn.

Xuất hiện tại tòa lần này, cựu chủ tịch huyện Hóc Môn vẫn giữ được phong thái điềm đạm và vẻ ngoài phong độ như lần hầu tòa cách đây 2 năm. Còn nữ đại gia Sài Gòn một thời, bị cáo Trần Thị Hà (giám đốc công ty Thành Phát) cũng trắng trẻo và mập hơn.

Liên quan đến vụ án còn có bị cáo Hà Văn Hòa (chồng Hà, phó giám đốc công ty Thành Phát) và một số bị cáo nguyên là giám đốc và phó giám đốc ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Chợ Lớn, cán bộ xã, huyện Hóc Môn.

Bào chữa cho ông Khoẻ là luật sư Phạm Công Út và Trần Văn Tạo, 7 luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho 8 bị cáo còn lại. Ngồi ghế chủ toạ phiên toà là thẩm phán Vũ Phi Long - Phó chánh Toà Hình sự TAND TP HCM.

Nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn trong lần ra tòa cách đây 2 năm. Ảnh: Vũ Mai
Đây là lần thứ 2 vụ án điểm về tham nhũng liên quan đến việc xét duyệt dự án đất tại huyện Hóc Môc từ hơn chục năm trước được đưa ra xét xử sơ thẩm.

Trước đó, năm 2010, TAND TP HCM đã tuyên phạt Nguyễn Văn Khỏe 26 năm tù về các tội Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Còn vợ chồng Hà và Hòa cùng bị phạt mức án tù chung thân về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đưa hối lộ. Một số bị cáo nguyên là lãnh đạo của ngân hàng Agribank Chợ Lớn và cán bộ địa phương phải nhận từ 3 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) đến 13 năm tù.

Tuy nhiên, do có một số chi tiết cần phải làm rõ thêm, tại phiên xử phúc thẩm vào tháng 6/2011, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Trong lần ra tòa này, hầu hết các bị cáo đều bị truy tố về các tội danh cũ.

Theo nội dung vụ án, sau chuyến hợp tác lao động tại Đức trở về Việt Nam, Hà ly dị chồng và bỏ vào TP HCM. Đến năm 2001, người đàn bà này về sống chung với Hà Văn Hòa (từng có tiền án 10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và sinh được một người con.

Đầu năm 2002, có một tỷ đồng trong tay, vợ chồng Hà thành lập công ty TNHH XDTM Thành Phát nhưng khai khống vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Do quen biết với lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (chi nhánh Chợ Lớn), Hà vay 18 tỷ đồng để mua căn nhà 26 đường Trường Sơn, quận Tân Bình mà tài sản thế chấp chính là căn nhà này. Tiếp đó, dù công ty không có đủ khả năng về tài chính và điều kiện để vay vốn nhưng vợ chồng Hà vẫn tìm mọi cách để làm giả hồ sơ thực hiện dự án xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp tại xã Đông Thạnh tại huyện Hóc Môn, lừa vay rồi chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Để thực hiện được ý định này, vợ chồng Hà đã bỏ ra một số tiền “khủng” lót tay nhiều cán bộ, lãnh đạo xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn làm hồ sơ khống qua mặt các cơ quan chức năng trong việc xin và phê duyệt dự án sử dụng đất tại khu vực này. Vào khoảng tháng 11/2002, tvợ chồng Hà đã quen biết với chủ tịch Khỏe (người có vai trò quyết định trong việc giải quyết hồ sơ). Sau đó, “nhờ” ông ký vào công văn gởi các sở ngành xác nhận việc địa điểm dự án của công ty Thành Phát chưa có người đầu tư (thực tế đã có một công ty khác đầu tư trước đó). Lần này, vị chủ tịch nhận 150 triệu đồng tiền "công" từ vợ chồng Hòa.

Cũng từ đó cứ vào mỗi dịp cuối tuần vợ chồng Hà lại đưa vị "quan huyện" và một số cán bộ cấp dưới đi chơi Vũng Tàu, mọi chi phí do nữ đại gia này đài thọ. Ngoài ra, vào các dịp lễ tết, vợ chồng Hà đều đến nhà Khỏe đưa tổng cộng 430 triệu đồng, 15.000 USD, 1/2 sừng tê giác để cảm ơn và cho ông vay 700.000 triệu đồng (nhưng sau đó không trả).

Đến đầu năm 2005, trong một lần đi chơi, vị chủ tịch còn gợi ý vợ chồng Hà mua tặng mình chiếc xe Luxus và sau đó có nhận 1 tỷ tiền đặt cọc mua xe của vợ chồng đại gia này. Khoản tiền này sau đó ông Khỏe có trả lại cho Hà 600 triệu đồng, số còn lại "ỉm" luôn.

Không chỉ nhận tiền hối lộ, ông Khỏe còn lợi dụng sự ảnh hưởng của mình đối với một số người trong Sở kiến trúc “vòi” của vợ chồng Hà 5.000 USD và 50 triệu đồng để tác động cho cơ quan này sớm duyệt bản quy hoạch chi tiết dự án cho vợ chồng “siêu lừa”. Song thực tế số tiền này vị chủ tịch đều bỏ túi riêng.Khi hồ sơ dự án được phê duyệt, vợ chồng Hà lại tiếp tục "đi đêm" với nhiều cán bộ ngân hàng để vay vốn. Hà đã lập hồ sơ vay vốn nâng khống số tiền thực hiện dự án và vốn tự có lên để đề nghị được vay thêm 42 tỷ đồng sau đó nhờ Nguyễn Công Định - nhân viên tín dụng của Agribank Chợ Lớn giúp đỡ.

Dù hồ sơ của công ty Thành Phát không đủ yêu cầu cho vay nhưng Định vẫn lập báo cáo thẩm định trình cấp trên là ông Trần Văn Tuyến (giám đốc Agribank Chợ Lớn) ký duyệt. Khi được giải ngân 3.000 lượng vàng, vợ chồng Hà đã "lại quả" cho Định 200 triệu đồng.
Hơn một tháng sau Agribank Chợ Lớn tiếp tục giải ngân cho công ty của Hà 18 tỷ đồng. Theo lời khai của Định thì Tuyến có chỉ đạo đề nghị Hà khi đến ngân hàng nhận vàng thì mang theo 150 triệu đồng để "chi phí cho phía cung ứng vàng", song trách nhiệm số tiền này không được ai thừa nhận.

Đầu năm 2007, sau khi cơ quan chức năng khởi tố vụ án, biết công ty Thành Phát không có khả năng thực hiện dự án và trả nợ nên giám đốc Agribank Chợ Lớn đã đề nghị Công ty 12 (đối tác của ngân hàng này) đứng ra thực hiện dự án và gánh nợ thay. Vì vậy, tại các phiên xử sau đó, đại diện Agribank Chợ Lớn không thừa nhận bị thất thoát số tiền nói trên và không yêu cầu vợ chồng Hà bồi thường.

Đến năm 2011, Công ty 12 từ chối nhận thanh toán số nợ hơn 4.600 lượng vàng của Thành Phát cho phía Agribank Chợ Lớn. Đồng thời theo chỉ đạo của Thanh tra ngân hàng Nhà nước buộc Agribank Chợ Lớn phải khôi phục số nợ từ công ty Thành Phát nên sau này phía ngân hàng này mới có đơn yêu cầu vợ chồng Hà bồi thường số tiền đã chiếm đoạt. 

Hải Duyên
VnExpress

Wednesday, August 14, 2013

Sa thải cán bộ, công chức không biết cười

"Cán bộ không đủ chuẩn và không biết cười, không đồng cảm với nhân dân thì dứt khoát phải cho nghỉ” - đó là ý kiến của ông Lê Vĩnh Tân, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.

Ông Tân cho biết năm 2012 tỉnh Đồng Tháp đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục và làm tốt hơn thì mới có thể giữ hạng ở tốp đầu.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà tỉnh đang tập trung là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến xã. “Cán bộ không đủ chuẩn và không biết cười, không đồng cảm với nhân dân thì dứt khoát phải cho nghỉ”, ông Tân nói.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015 tỉnh sẽ sa thải khoảng 100 cán bộ, công chức cấp xã do không đạt chuẩn và lớn tuổi. Riêng 30 xã nông thôn mới sẽ có 100% cán bộ đạt trình độ đại học.

Tỉnh dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, trong đó 12,5 tỷ đồng là tiền chi trả chế độ cho những người nghỉ việc.

Riêng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và huyện sẽ phải học cười, học cách hiểu và đồng cảm với dân song song với học tập nâng cao trình độ; phải thay đổi ứng xử từ việc thực hiện mệnh lệnh hành chính sang hành chính phục vụ dân.
vnn